Kỷ niệm 109 năm ngày sinh Nam Cao: Nhìn lại con đường sự nghiệp của ngòi bút hiện thực xuất sắc nhất.

(Sóng trẻ) - Nam Cao (29/10/1915 - 30/11/1951) là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940 - 1945 của thế kỷ XX, có những đóng góp quan trọng trong nền văn học Việt Nam. 

Nam Cao là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ngày 29/10/1915, trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Đây cũng chính là nơi ra đời những nguyên mẫu nhân vật nổi tiếng làm nên tên tên tuổi và sự nghiệp văn chương của ông sau này như: Thị Nở, Chí Phèo, Bá Kiến, Lão Hạc,...

Nhà văn Nam Cao (1915-1951)
Nhà văn Nam Cao (1915 - 1951). (Ảnh: Internet).

Với hơn 20 tác phẩm truyện ngắn viết về nông dân,tiêu biểu như: “Chí Phèo” (1941), “Lão Hạc” (1943), “Một đám c­ưới” (1956)..., Nam Cao đã dựng nên bức tranh về nông thôn Việt Nam những năm 1940 -1945. Nhà văn thư­ờng đi vào cuộc sống và thế giới nội tâm của những người cùng khổ. 

Từ tác phẩm “Chí Phèo” để lại dấu ấn sâu sắc đến năm 1944, đây là thời kỳ sáng tác sung mãn và có hiệu quả nhất trong sự nghiệp văn chương của Nam Cao. Ông đã đạt tới đỉnh cao chất lượng mới: chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật, chất lượng tư duy xã hội và tư duy văn học.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nhà văn Nam Cao tiếp tục có những đóng góp mới. Ông tiếp nhận tinh thần Đề cương Văn hóa Việt Nam, tham gia vào Hội Văn hoá Cứu quốc và là Thư­ ký toà soạn tạp chí Tiên Phong của hội. Với hành trình “Đường vô Nam”, Nam Cao đã có mặt trong đoàn quân Nam tiến, với tư cách là phóng viên, rồi lên chiến khu Việt Bắc làm phóng viên báo Cứu quốc. Năm 1950, ông công tác ở tạp chí Văn Nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ­ương. Nam Cao đã sống hết mình với phong trào, với cách mạng.

Cố nhà văn cũng đã để lại nhiều sáng tác có giá trị đặc sắc và tiêu biểu cho nền văn xuôi kháng chiến thời kỳ đầu. Trong đó, “Đôi mắt” là truyện ngắn thành công nhất của Nam Cao thời kỳ này. Ngoài ra, ông còn sáng tác tác phẩm “Nhật ký ở rừng”, bút ký “Vài nét ghi qua vùng giải phóng” trong quá trình tham gia kháng chiến. 

Ngày 30/11/1951, trên đường đi công tác vào vùng địch hậu liên khu III, nhà văn Nam Cao cùng đoàn cán bộ bị địch phục kích và đã anh dũng hy sinh tại làng Vũ Đại, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, giữa lúc đỉnh cao của sự nghiệp. Ông ngã xuống khi trang bản thảo cuối cùng của tác phẩm “Định mức” còn chưa khô mực.

Nhà văn Nam Cao được Đảng và Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, năm 1996, cho các tác phẩm: “Nhật ký ở rừng”, “Đôi mắt” (truyện ngắn), “Sống mòn” (tiểu thuyết), “Truyện ngắn chọn lọc” (xuất bản năm 1964), “Chí Phèo” (truyện ngắn), “Nửa đêm” (truyện ngắn).

Nguồn: tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN