Làm biên tập không đơn giả

(Sóng trẻ) - Sáng thức dậy, cầm bản thảo, hoặc bật máy tính mở mail, là công việc thường ngày khi bắt đầu làm công tác biên tập.

Âm thầm, lặng lẽ làm việc trên những tác phẩm đã hoàn thành của đồng nghiệp để góp phần làm chúng chau chuốt, chỉn chu hơn. Nhà báo Nguyễn Uyển gọi các biên tập viên là những “Bà đỡ”.
Làm biên tập không mấy giản đơn. Bạn Trịnh Trang, một biên tập viên của lớp Truyền hình K.29a2 tâm sự: “Trang gặp nhiều khó khăn khi đăng tải bài lên web lớp bởi các bạn chưa xử lí ảnh, gửi bài chậm do gặp sự cố. Thêm vào đó, Trang vừa viết bài vừa phải làm công tác biên tập. Nhiều lúc cũng xảy ra bất đồng giữa phóng viên và biên tập.”
Bùi Hà Quỳnh lớp Truyền hình K.29a2 chia sẻ: “Nhiều khi buồn cười vì các bạn viết nhiều câu ngây ngô, không biết sửa như thế nào”.

Cũng có nhiều phóng viên lo lắng khi gặp những “Bà đỡ” không chuyên. Điều này giống như một nhà thơ đưa một bài thơ vừa mới sáng tác cho một biên tập không yêu thơ và chưa từng sáng tác. Nói như vậy, không có nghĩa là những người làm biên tập ở lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật đều phải là nhà văn, nhà thơ. Chúng ta không phủ nhận điều đó, nhưng vấn đề chủ yếu, quyết định là sự am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, dựa vào chuyên gia, sự cảm nhận của biên tập, và cao hơn đó là lòng đam mê cầu tiến.
                                                                    05079429f_bientapvien.jpg
Làm biên tập không phải là công việc đơn giản

Đúng như vậy, biên tập là nghề chẳng mấy giản đơn. Bạn vừa làm việc trên tác phẩm của người khác, lại vừa sáng tạo để làm nên phong cách của chính mình. Người biên tập không chỉ sáng tạo theo ý thích mà còn phải giữ được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm cùng với tôn chỉ, mục đích tờ báo mà mình đang phục vụ. Biên tập đòi hỏi lòng dũng cảm, dám chỉ ra lỗi sai, điều đúng, điều hay, phải biết “chê khéo” những bài viết chưa tốt, biết khuyến khích những bài viết hay.

Làm biên tập nghiêm túc chính là cách học hỏi hay nhất. Bởi một lần đọc là một lần suy nghĩ, sáng tạo và một lần trau dồi ngôn ngữ. Bạn Võ Huệ tâm sự: “Biên tập là một nghề khó và vất vả, bởi cần nhiều kiến thức xã hội, hiểu rõ tiếng Việt,…”.

“Tôi rất yêu thích công việc biên tập.” – Đó là tâm sự của Trang, Huệ… và nhiều người khác nữa. Với tôi cũng vậy, mặc cho tôi chưa chuyên nghiệp và những đồng nghiệp của tôi cũng là những phóng viên nghiệp dư. Nhưng chúng ta đều có quyền hy vọng, hy vọng chúng ta sẽ trưởng thành, đồng nghiệp khác sẽ sinh ra “đứa con tinh thần” khoẻ mạnh và tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ, để “đứa con” phát triển toàn diện hơn.
Nguyễn Hạnh
Lớp Truyền hình K.29a2
Học viện Báo chí – Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN