Làng lụa Vạn Phúc – trăn trở gìn giữ làng nghề truyền thống

(Sóng trẻ) - Làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông từ lâu đã nức tiếng xa gần là một làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và nài nước. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiện nay thì việc giữ gìn và tiếp nối truyền thống là một bài toán khó mà làng lụa Vạn Phúc cũng đang gặp phải.

Về Vạn Phúc vào một ngày đầu tuần, khi làng lụa thay đổi ít nhiều theo quá trình đô thị hóa, đường xá thuận tiện từ trung tâm thủ đô khiến khoảng cách dường như gần hơn. Vẫn là giếng nước với cây đa đầu làng, có thay đổi chăng là nhà cửa mọc lên san sát và các con phố tơ lụa với nhiều cửa hàng ngày càng sầm uất hơn.

2016fc13f_i_2495.jpg
Cổng vào làng lụa Vạn Phúc được xây khá đẹp và khang trang

Lụa Vạn Phúc không chỉ đẹp về mẫu mã, tinh xảo về đường nét kỹ thuật mà còn phong phí đa dạng về thể loại với hàng trăm mặt hàng lụa, là, gấm, vóc, the, nón, túi, gối, áo dài… Để tạo ra những sản phẩm tơ lụa hoàn hảo, những người thợ Vạn Phúc đã tiến hành những quy trình phức tạp, nhiều công sức và trí tuệ.

2016fc13f_i_2475_copy.jpg

2016fc13f_i_2477.jpg
Các sản phẩm lụa Vạn Phúc đa dạng và phong phú về mẫu mã, tuy nhiên giá cả lại chênh lệch hơn nhiều so với hàng nhập nên thị trường lụa bị cạnh tranh nhiều.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, để giữ gìn và tiếp nối truyền thống là điều không dễ dàng gì, khi làng lụa Vạn Phúc cũng bị ảnh hưởng bởi làn sóng hàng lụa nhái xuất xứ từ Trung Quốc với giá rẻ chỉ từ 50-70 nghìn đồng trong khi lụa do làng làm có giá lên đến 300 đến 500 nghìn. Vì vậy nhiều tiểu thương hám lợi đã trà trộn những sản phẩm lụa kém chất lượng đến tay người tiêu dùng làm cho thương hiệu lụa Vạn Phúc mất dần uy tín. 

Số máy dệt của làng hiện không còn nhiều như trước, phải nhập khẩu sợi từ làng khác về dệt. Sản phẩm dệt chủ yếu là sản phẩm mộc rồi mới đem đi nhuộm thành các màu để tạo thành các mặt hàng khác nhau, nhiều công đoạn thủ công khiến sản phẩm giá thành cao mà bị cạnh tranh nhiều.

Khó khăn của những người làm thuê hay những người thợ thủ công ở đây chủ yếu là tiếng ồn. Hàng ngày họ phải làm việc trong môi trường thủ công với những tiếng ồn từ máy dệt, máy sợi. Cô Nguyễn Thị Gái cho biết “làm nghề dệt lụa ở đây cũng không có khó khăn nhiều chỉ có điều máy móc ồn quá mà ngày nào cũng phải nghe”.

2016fc13f_i_2449.jpg

2016fc13f_i_2464.jpg
Quy trình làm ra được sản phẩm lụa Vạn Phúc tốn rất nhiều thời gian và công sức đòi hỏi bàn tay khéo léo của người thợ thủ công

Ông Đỗ Văn Soạn là một trong số thành viên của Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc thừa nhận là có hiện tượng hàng không nguồn gốc đang được bày bán tại các cửa hàng lụa Vạn Phúc mà xuất xứ chủ yếu đến từ Trung Quốc. Có trên 80% gian hàng ở đây là người nơi khác đến thuê mặt bằng kinh doanh, nhiều tư nhân về đầu tư máy móc kỹ thuật để sản xuất hàng loạt sản phẩm mang thương hiệu của lụa Vạn Phúc bán cho thị trường nhiều nơi.

Để giữ gìn và tiếp nối làng nghề truyền thống, Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc đã ra đời được hơn 10 năm với mục tiêu giữ gìn và phát triển thương hiệu làng nghề bền vững. Các sản phẩm bày bán của làng nghề hiện nay đều ghi nhãn mác, cơ sở sản xuất cẩn thận tránh hàng giả, hàng nhái xâm nhập làm mất uy tín và chất lượng. Giá cả của các sản phẩm cũng được điều chỉnh sao cho hợp lý và có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Những người thợ thủ công chân chính của làng nghề Vạn Phúc và bao nhiêu thợ thủ công của những làng nghề khác đang từng ngày từng giờ cố gắng để giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống của ông cha để lại. Dù trong thời buổi hiện nay khi các làng nghề bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm không rõ nguồn gốc, bởi các chủ tư nhân sản xuất với số lượng cao hơn chất lượng thì việc giữ gìn và tiếp nối là điều vô cùng khó khăn. 

Làng nghề truyền thống sẽ đi về đâu? Liệu ai đủ sức để tiếp nối và phát triển. Đó là một câu hỏi khó mà không phải ai cũng tìm ra hướng giải quyết cho bài toán này. Nhưng tôi tin, với sự cố gắng không ngừng nghỉ của những thợ thủ công, những nghệ nhân luôn miệt mài với nghề thì họ vẫn sẽ có đất sống, vẫn có những người khách luôn trân trọng và yêu quý, nâng niu những sản phẩm mà họ làm ra. Và, làng nghề sẽ sống mãi như những gì nó cống hiến.

Vũ Quỳnh Khánh Linh
Báo chí Đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN