Hơn chục năm trở lại đây, thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội) nổi lên như một “thủ phủ” trong nghề thu mua và tái chế rác thải của khắp các tỉnh thành trên miền bắc.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 30 km, trước đây, thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) có nghề làm hương đen nổi tiếng. Tuy nhiên, do nghề làm hương thu nhập không ổn định nên gần 200 hộ đã chuyển qua thu gom, buôn bán phế liệu.Đi dọc đường làng, đủ các loại phế liệu, rác thải, nhất là vỏ chai nhựa được người dân Xà Cầu thu gom từ khắp các nơi về chất thành đống quá đầu người, để khắp đường làng, ngõ xóm… Bà Nguyễn Thị Năm (thôn Xà Cầu) cho biết: “Phế liệu, chai nhựa ở đây được người dân trong thôn thu mua về từ nhiều nơi. Chúng tôi ở đây sẽ tiến hành sàng lọc và bán lại cho các nhà máy. Mỗi ngày tại thôn Xà Cầu có hàng trăm tấn rác thải được mua về từ khắp nơi”. Hiện tại, thôn Xà Cầu có trên 200 hộ dân lấy nghề thu gom, sơ chế rác thải làm nguồn thu nhập chính. Nhiều người trong làng hoặc từ nơi khác đến đây làm thuê với mức tiền công ổn định từ 200.000 đến 400.000/1 ngày tùy công việc. Ảnh: Duy Huy.Dù công việc gắn liền với phế liệu nhưng dụng cụ bảo hộ của những người công nhân phân loại rác chỉ là 1 chiếc găng tay mỏng. Chị Nguyễn Thị Hồng chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên gặp phải đinh, sắt, dây thép. Làm nghề phân loại phế liệu này như chơi đồ hàng ý mà... thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống. Biết là ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không có việc gì nên vẫn phải làm”. Từ người già đến người trẻ tại thôn Xà Cầu đều có thể trở thành nhân lực trong nghề đặc biệt này.Sơ chế phế liệu ở đây là bóc mác nhãn các chai nhựa hoặc phế liệu khác, cho vào máy ép thành bánh cao khoảng 45-60cm rồi bán cho lái buôn, hoặc chai nhựa được cho vào máy “băm” thành hạt nhựa nhỏ bán đi nơi khác. Nhiều sản phẩm từ nhựa tái chế được người dân thôn Xà Cầu bày bán.Tuy nhiên, nghề thu gom phế liệu này cũng gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho môi trường sống của người dân nơi đây.Các loại rác không thể tái sử dụng được người dân tại thôn Xà Cầu đốt, xả thải ra sông hoặc cánh đồng. Anh Hoàng Hữu Bảo, người dân thôn Phú Lượng, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa bày tỏ: “Hai thôn cách nhau nhưng khi họ đốt rác thừa hoặc cho vào tái chế là mùi bay rất khó chịu. Tôi cũng chứng kiến không biết bao nhiêu người mắc bệnh ung thư rồi”.Nghề thu mua phế liệu đã trở thành “cần câu cơm” của nhiều hộ dân nơi đây, đưa cuộc sống người dân Xà Cầu trở nên khấm khá hơn nhưng lại khiến người dân phải sống trong cảnh rác thải bủa vây khắp nơi.
(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.