Lệch chuẩn suy tôn thần tượng trong giới trẻ hiện nay

(Sóng trẻ) - Thời gian qua, có không ít những “giang hồ mạng” như Ngô Bá Khá (Khá Bảnh), Bùi Xuân Huấn (Huấn Hoa Hồng), Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ),...bỗng nổi lên nhờ sự tung hô trên mạng xã hội. Đây chính là tiếng chuông báo động về sự lệch lạc trong xu hướng “thần tượng” của giới trẻ ngày nay.

“Giang hồ 4.0” – “thần tượng” của giới trẻ

Khái niệm “thần tượng” của giới trẻ hiện nay không chỉ dừng lại là những diễn viên, ca sĩ trong các lĩnh vực như giải trí, y tế, khoa học, chính trị, thể thao… mà đã mở rộng đến các “giang hồ mạng” - những người gây “bão” trên mạng xã hội với những hành vi vô văn hóa, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Những phát ngôn gây "sốc"; các livestream "giảng đạo" tiện thể khoe những cọc tiền, dây chuyền, nhẫn vàng sáng choang; cùng các video đánh đấm, văng tục khoe cơ thể xăm trổ rồng phượng,... đáng lẽ là những “cái gai” trên mạng xã hội, nay lại thu hút cả triệu lượt xem cùng nhiều ý kiến bình luận hơn cả sản phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ chân chính.

Huấn Hoa Hồng trong buổi livestream được hơn 100 nghìn lượt xem trên Facebook
Huấn Hoa Hồng trong buổi livestream được hơn 100 nghìn lượt xem trên Facebook

Một bộ phận giới trẻ tung hô, truyền bá và chia sẻ lối sống của giang hồ mạng như tìm được triết lý cuộc đời. Điển hình như câu nói của “Khá Bảnh” trong một bộ phim ngắn tự sản xuất: “Ở cái xã hội này không có chuyện đúng sai. Chỉ có kẻ mạnh và kẻ yếu, thế thôi”. 

Đáng buồn hơn, khi những giang hồ mạng như Ngô Bá Khá bị TAND thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) tuyên phạt 4 năm tù về tội "Đánh bạc" và 6 năm 6 tháng tù về tội "Tổ chức đánh bạc"; hay TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ, trú phường Kỳ Bá, TP Thái Bình) 42 tháng tù về tội cố ý gây thương tích, không ít bạn trẻ sụt sùi dõi theo như cách một người hâm mộ cuồng nhiệt đối với thần tượng.

MV “Đời là thế thôi” của Phú Lê thu hút 37.885.251 lượt xem trên Youtube
MV “Đời là thế thôi” của Phú Lê thu hút 37.885.251 lượt xem trên Youtube

Với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ Internet, giới trẻ đã chịu tác động không nhỏ từ những thông tin trên mạng xã hội và bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, thiếu định hướng. Bên cạnh đó, khát khao tự do và thể hiện cá tính bản thân của tuổi mới lớn, đã khiến cho những người trẻ cho rằng sự bỗ bã, suồng sã hay những hành động “tình anh em”, trượng nghĩa, công bằng mà “giang hồ 4.0” đang thể hiện là “chuẩn mực” xã hội mới.

Sự tiếp nhận văn hóa mạng giờ đây không còn là thụ động mà chuyển sang chủ động. Nhiều người tìm tới những “giang hồ mạng” để tung hô với thái độ thích thú, chăm chỉ xem livestream, bắt chước mọi trào lưu mà dường như không có sự kháng cự nào.

Ngăn chặn sự lệch chuẩn của người trẻ

Văn hóa thần tượng độc hại không chỉ tạo ra một cộng đồng có những quan điểm lệch chuẩn về thành công, đạo đức và danh vọng, mà còn dễ dàng tạo ra nhiều Huấn Hoa Hồng, nhiều Khá Bảnh hơn trong tương lai.

Văn hóa "giang hồ mạng" ngày càng được thổi phồng và trở nên phức tạp hơn, vậy lỗi lớn nhất thuộc về ai? Những "giang hồ mạng", nhà trường, phụ huynh hay chính là sự phát triển của mạng xã hội? Thật khó có thể quy trách nhiệm cho riêng một cá nhân hay một tập thể duy nhất.

Dù là ai đi chăng nữa, vấn đề đáng báo động là nội dung của những bộ phim, những buổi livestream quá dễ dàng tiếp cận với lượng lớn khán giả trẻ. Thật đáng buồn khi ngay cả những học sinh mẫu giáo cũng biết đến điệu múa quạt của Khá Bảnh; không ít bạn sinh viên đặt hàng mua sách “Đệ nhất kiếm tiền” của Huấn Hoa Hồng, thậm chí là thuộc lòng những giai điệu trong MV ca nhạc “Đời là thế thôi” của Phú Lê. 

Xu hướng thần tượng đến mê muội, cảm tính đang trở thành mối lo ngại về những hành vi lệch chuẩn của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Để ngăn chặn xu hướng này, ngoài việc tăng cường giáo dục về “văn hóa thần tượng” trong trường học, các cơ quan chức năng cũng cần có hình thức quản lý thông tin trên mạng xã hội triệt để hơn, ngăn chặn việc lan truyền, ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ.

Hình ảnh học sinh chụp ảnh, xin chữ ký từ
Hình ảnh học sinh chụp ảnh, xin chữ ký từ "thần tượng" Khá Bảnh 

Bên cạnh đó, việc xử lý nghiêm minh các hành vi lệch chuẩn đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật,... cũng là giải pháp cần thiết để cộng đồng mạng, nhất là những người trẻ hiểu rõ bản chất vấn đề, từ đó hạn chế sự tương tác, theo dõi, ủng hộ. Bởi nếu không có sự cổ súy hay đón nhận nào từ cộng đồng người dùng mạng xã hội thì cái danh “giang hồ mạng” cũng sẽ dần “chết yểu” theo thời gian.

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Đắc Thực – Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Thư cũng cho biết: “Để xử lý những giang hồ mạng, tại khoản 1 Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP, đã nói rất rõ về các hành vi cấm. Vì vậy, tùy theo từng trường hợp vi phạm và mức độ vi phạm, cơ quan Nhà nước có đủ thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính từ 50.000.000 – 100.000.000 đồng”.

Luật sư Nguyễn Đắc Thực cũng nhấn mạnh sự vào cuộc của các ban ngành liên quan: “Các cơ quan chủ quản mạng xã hội cần có đội ngũ chuyên nghiệp phụ trách kiểm duyệt, theo dõi các trang mạng hay kênh cá nhân để kịp thời ngăn chặn, xử lý những clip, video có nội dung phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cần phải quan tâm, hướng dẫn để giúp con có các kỹ năng sử dụng mạng xã hội đúng đắn”.

Nghị định 72/2013/NĐ-CP
Nghị định 72/2013/NĐ-CP

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN