Linh thiêng mâm ngũ quả ngày tết

( Sóng trẻ )- Mâm ngũ quả là thành phần không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của người Việt trong ngày tết cổ truyền. Năm loại quả khác nhau tương ứng với năm màu theo ngũ hành, đại diện cho 5 vị Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngũ quả không chỉ thể hiện nét đẹp tâm linh mà còn chưa đựng tấm lòng thơm thảo của con cháu đối với tổ tiên.

Quan niệm ngũ quả theo vùng miền

Việt Nam là đất nước có nền văn hóa đa dạng, mỗi vùng miền tạo nên những bản sắc văn hóa khác nhau. Tùy theo phong tục tập quán, đặc điểm thổ nhưỡng, cũng như quan niệm của mỗi người mà cách chọn mâm ngũ quả ngày tết mang đặc trưng ý nghĩa riêng.

Mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Trong đó, chuối là loại quả đặc biệt quan trọng, nó là bệ đỡ cho các loại quả khác, thể hiện sự che chở, bao bọc. Nải chuối xanh là thành quả ngọt ngào của mùa Xuân, là những gì tinh túy nhất của trời đất ban tặng, tương ứng với Mộc theo thuyết ngũ hành. Còn đào, hồng, quýt biểu trưng cho may mắn, màu đỏ tương ứng với Hỏa. Nài ra, người miền Bắc còn chưng thêm các loại quả như sung ( hy vọng sung túc, no ấm), lê (mong muốn thành đạt, thăng tiến)…

e70c3f544_anh_1.jpg
Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Trung thể hiện sự giao thoa giữa mâm ngũ quả hai miền Nam- Bắc. Người miền Trung dâng ngũ quả lên bàn thờ gia tiên chủ yếu theo lòng thành, có gì cúng nấy, họ không quá câu nệ về mặt hình thức. Do khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi nên miền Trung ít có những sản vật đặc trưng riêng của vùng.

Người miền Nam đặc biệt cầu kỳ trong chưng mâm ngũ quả ngày tết. Khác với mâm ngũ quả của người miền Bắc, mâm ngũ quả của người miền Nam tuyệt đối không có chuối. Theo họ, chuối đọc lệch là “chúi”, thể hiện sự đi xuống, sự thất bại. Mâm ngũ quả của người miền Nam cũng không có quýt hay lê, vì quýt biểu trưng cho “quýt làm cam chịu”, lê biểu trưng cho lê lết, đổ bể.

Người miền Nam thường chưng dừa, mãng cầu, sung, đu đủ, xoài, mang ý nguyện “cầu- sung-vừa-đủ-xài” cho một năm mới an lành.
e70c3f544_anh_2.png

 Mâm ngũ quả miền Nam

Tùy theo vùng miền, ý niệm cá nhân, mỗi nhà sẽ có một mâm ngũ quả riêng phản ánh tâm thức mong mỏi của gia chủ trong dịp tết đến, xuân về.


 

Phong vị ngày tết

Đối với người Việt, mâm ngũ quả bao giờ cũng được đặt ở một vị trí trang trọng trên bàn thờ gia tiên. Năm loại quả được sắp xếp cẩn thận, bài trí đẹp mắt, cân đối và hài hòa giữa khói hương nghi ngút của trầm. Dù cuộc sống giàu sang hay phú quý, dù ở nông thôn hay thành thị, đã là người Việt Nam truyền thống, cứ dịp tết đến, nhà nhà đều cố gắng chăm chút cho mâm ngũ quả tròn đầy, nhằm tỏ lòng hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên. Có thể nói, mâm ngũ quả dường như đã gợi lên trong mỗi người con đất Việt phong vị của ngày tết quê hương.

Bác Luyến (47 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) có chia sẻ: “ Nói đến ngũ quả là nói đến lòng thành kính của gia đình lên các cụ trong dịp tết đến”. 

Audio: Bác Luyến

“Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả dâng lên bàn thờ gia tiên để thể hiện sự kính trọng của con cháu với tổ tiên, đồng thời bày tỏ mong muốn của gia đình trong năm mới về sự sung túc, no đủ”- bạn Trần Hạnh Lê, sinh viên năm 3, Đại học Kinh tế quốc dân cho biết.

Mâm ngũ quả ngày tết không đơn thuần là sự hòa hợp giữa âm dương ngũ hành mà trước hết nó là tấm lòng hiếu thảo của thế hệ sau đối với thế hệ trước, tiếp tục kế tục truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta bao đời.

Bạn Trần Thị Oanh (Sinh viên năm 3, Đại học Giao thông vận tải) chia sẻ: “Mâm ngũ quả nhà mình thường có chuối, bưởi, xoài, sung, dứa, đu đủ, mỗi năm lại một kiểu, nhưng tựu trung đều hướng tới năm mới đầy đủ, sung túc.”

Ngày nay, người Việt không quá câu nệ cứng nhắc ngũ quả nữa mà họ có thể bày biện nhiều hơn như bát quả, thập quả, tùy theo lòng thành và tâm niệm của mỗi người. Ngũ quả cũng không nhất thiết phải đặt trong mâm mà có thể chưng ở đĩa, tùy sở thích của gia chủ. 

e70c3f544_anh_3.jpg
ANH 3:Mâm ngũ quả ngày nay không nhất thiết chỉ có 5 quả mà người ta có thể chưng bày nhiều hơn

Mâm ngũ quả ngày tết là nét đẹp tinh thần trong văn hóa truyền thống của người Việt. Dù đất nước đã trải qua bao đổi thay, nhưng tục lệ này vẫn còn tồn tại, minh chứng cho sự trường tồn của bản sắc văn hóa dân tộc được xác lập trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài. 

Mai Hương
Báo chí Đa phương tiện K34A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN