Phong Tục Tết Việt

(Sóng Trẻ) - Nhân gian có câu: “Vui như tết”. Tết nào mà chẳng là những ngày vui. Một năm của người Việt ta có nhiều cái tết: Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Tây (Tết Dương lịch)… Trong những ngày vui ấy, tạm gác lại những âu lo mưu sinh, những bộn bề đời sống, người ta mở lòng ra mà hoan hỉ với vạn vật thiên nhiên, hoà ái và yêu thương nhau hơn, quan tâm đến nhau nhiều hơn.

Tết  là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng...

Ông Táo hay thần Bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hằng năm ông phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, các gia đình đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo". Ngày ông về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón Tết.

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, tượng trưng cho phước lộc năm mới của mọi gia đình người Việt Nam. Mấy ngày Tết người ta còn chơi thêm cây quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

Trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình vào dịp tết, nài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, còn có nhiều phong tục rất đặc trưng, từ trẻ tới già ai ai cũng biết, được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ...

(Ảnh minh họa)

Trong đêm trừ tịch, bàn thờ luôn rực sáng hoa đèn. Đúng giao thừa, mọi người trong nhà thắp hương dâng lên bàn thờ mừng tuổi tổ tiên ông bà và cầu mong được phù trợ một năm mới nhiều may mắn và nhiều sức khoẻ. Còn ba ngày tết, lễ gì? Đấy là dịp để người ta thể hiện lòng biết ơn với ông bà cha mẹ, với thầy cô giáo và cũng là dịp người ta tỏ rõ tình cảm hữu hảo của mình với bạn bè, láng giếng,… “Mồng một tết cha/ Mồng hai tết mẹ/Mồng ba tết thầy”. Trong ngày vui, người đầu tiên mà chúng ta nhớ về phải là người đã sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho ta nên người. Đấy là nghĩa ân trời biển, dẫu biết bao nhiêu cũng trả không vừa nhưng đơn giản chỉ là một bó hoa tươi thắm, một gói quà nhỏ, một cánh thiệp chúc xuân,… một câu thăm hỏi ân cần, một lời chúc tết giản dị mà ý nghĩa cùng với một tấm lòng chân thành cũng làm ấm lòng người được viếng thăm. Những việc làm ấy là lễ nghĩa, là cách đối nhân xử thế đúng đắn và văn hoá của những người có nhân cách.

Cũng nhân dịp đầu xuân, người ta thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Nài ra, người có chức tước thường khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, nông, nông, thương "tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ.  Ngày tết cổ truyền của dân tộc là đã giữ gìn được một phần văn hoá Việt. Đó cũng là hồn Việt, nhân cách Việt.

Có thể nói, Tết Nguyên Đán vẫn là một sinh hoạt văn hoá vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Hoàng Thị Phượng
K55 ĐH KHXH-NV


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN