Lời kết gửi “EO: Queen of the night”

(Sóng trẻ) - Một cuộc tranh luận không nên kéo dài và lẽ ra không nên có. Nhưng với tư cách là một người yêu văn chương, báo chí, tôi hi vọng một cái nhìn công tâm và một lối viết thuyết phục hơn ở “EO: Queen of the night” trong tương lai thay vì sự chủ quan, “đanh đá” và kiêu ngạo như hiện nay.


Đây sẽ là những lời cuối cùng của tôi trong cuộc tranh luận này, gửi đến bạn – “EO: Queen of the night”. Đầu tiên tôi xin nhận sai khi đã nghĩ không đúng về bút danh của bạn. Khi đọc bài bình “Về bài thơ “Đôi mắt” trên Sóng trẻ”, tôi rất băn khoăn về bút danh này. Nếu hẳn là một bút danh đúng nghĩa thì nó thật lạ khi mang hai vế được ngăn bởi dấu hai chấm như vậy, đây là điều tôi chưa bao giờ gặp dù đã tiếp xúc với rất nhiều bút danh. 

Tôi cứ ngỡ EO là một thuật ngữ nào đó trong báo chí mà kẻ “ngu dại” như tôi không được biết, nên đã mặc định bút danh đó chỉ vỏn vẹn là “Queen of the night”. Vì vậy, tôi thật xin lỗi khi không nhận ra được những hàm ý “sâu xa” trong bút danh đó mà đã cẩu thả nêu tên sai!

Cuộc tranh luận này bắt nguồn từ bài thơ “Đôi mắt”- bài thơ mà theo nhận định chung là còn nhiều thiếu sót, đang ngày càng xa ý nghĩa ban đầu. Thiết nghĩ, nó cần dừng lại để tránh sự nhàm chán cho bạn đọc và sự “sa lầy” bảo thủ của cả hai bên. Tôi đã định im lặng để chấm dứt cuộc tranh luận, nhưng sau khi đọc bài “Tác giả Hải Miên có “chút” nhầm lẫn?”, tôi quyết định viết bài phản biện này bởi e rằng nếu mình im lặng thì “EO: Queen of the night” sẽ tự đắc thắng và lầm tưởng về suy luận của chính mình.

Những cuộc bút chiến kéo dài suốt thập niên 1930 của thế kỉ trước về văn chương diễn ra vô cùng gay gắt và quyết liệt. Nhiều cuộc tranh luận liên tiếp được đăng công khai trên các diễn đàn văn chương trong cả nước, người từ hai bên tranh luận luôn đưa ra những lời lẽ mạnh mẽ để phản bác lại đối phương, thậm chí là hạ bệ lẫn nhau. 

Hay trong nền văn chương đương đại, giới học thuật trong những lần tranh luận đã không ít lần đưa ra những nhận xét gay gắt, thậm chí là “cay nghiệt” để phê phán, phản biện văn học. Điển hình là sự xuất hiện của nhóm thơ Mở Miệng năm 2005 với phong cách thơ khác lạ đã bị cho là “rác rưởi” trên văn đàn và liên tiếp bị các nhà phê bình chê trách với giọng điệu quyết liệt, nặng nề. 

Những lời phản biện của tôi trong bài “Đôi điều với Queen of the night về bài thơ Đôi mắt” không có gì là nặng nề hay “hướng tới kẻ thù”. Đó là những lời nhận xét thẳng thắn khi bất bình trước những lời bình luận mang tính chủ quan và “đanh đá” của bạn về bài thơ Đôi Mắt và tác giả của nó.

Tôi không cho rằng những cuộc tranh luận về văn chương là một vở kịch để có thể tự nhận mình vào vai chính diện hay phân cho ai đó một vai phản diện. Cuộc tranh luận nhằm bày tỏ ý kiến cá nhân về một sự việc văn học, tôi đã diễn giải bằng những tri thức mình tìm hiểu được về văn chương sau gần 10 năm cầm bút viết. 

Trong bài phản biện trước đây của mình, tôi có viết: “Và trong thời đại hiện nay, một cuộc cải cách thi ca khác đã bắt đầu nhen nhúm, mà bắt nguồn của nó chính là thể thơ mà người ta vẫn gọi là “thơ tự do”. Cuộc cải cách thơ này hướng tới lối viết giản tiện, gần gũi với cảm xúc thường ngày của con người, từ đó đưa vào thơ với lối ngắt nhịp tùy hứng đầy thú vị;...” đã bị “EO: Queen of the night” cho rằng đang “hù dọa” những người không quan tâm đến văn học và “xúc phạm” bậc tiền nhân. 

Tôi không chắc “EO: Queen of the night” hiểu được ý tôi muốn diễn đạt trong câu trên hay không. Bởi cuộc cải cách thơ ca hiện nay, là có thật, đã được nhiều nhà nghiên cứu và người viết công nhận. Tôi cho rằng cuộc cải cách đó bắt nguồn từ thơ tự do, tức là cải cách nó, biến hóa nó thành lối viết mới mẻ và phá cách, chứ không hề có ý bảo thơ tự do đến bây giờ mới bắt đầu nhen nhúm như bạn nhận xét. 

Tôi nhận thấy bạn là người hoài cổ, khi trân trọng những giá trị nghệ thuật xưa cũ, hẳn vì vậy mà bạn không quan tâm nhiều đến việc sáng tác của các nghệ sĩ trẻ đương đại để nhận thấy sự cách tân trong lối viết của họ. 

Trước khi cho rằng tôi “xúc phạm” bậc tiền nhân, chính bạn đã xúc phạm tôi khi phủ nhận hiểu biết về văn học hay cho rằng tôi chưa đọc Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, đồng thời kết luận tôi “thiển cận” và “quy chụp”.

Nói về việc phê bình văn chương của thập niên 1930 của thế kỉ trước, Hoài Thanh và Hoài Chân không chỉ viết Thi nhân Việt Nam mà còn rất nhiều tác phẩm khác nữa. Trong một chia sẻ của mình ở lời đề tựa của Thi nhân Việt Nam trong một dị bản, Hoài Thanh Hoài chân đã nói rằng ông phải bỏ qua những cảm xúc cá nhân với người nghệ sĩ để chỉ cảm nhận một cách công tâm nhất về tài năng và đóng góp của họ. 

Trong việc phê bình văn học, mỗi nhà phê bình đều dựa vào cảm xúc cá nhân của mình về tác phẩm để đưa ra những nhận định chân thực và khách quan nhất. Vâng, là cảm xúc cá nhân về tác phẩm văn học chứ không phải cảm xúc cá nhân để phán xét con người tác giả và quy chụp vào văn chương của họ. 

Đây là một cuộc tranh luận không nên kéo dài, và lẽ ra không nên có. Nhưng với tư cách là một người yêu văn chương, báo chí, tôi hi vọng một cái nhìn công tâm và một lối viết thuyết phục hơn ở “EO: Queen of the night” trong tương lai thay vì sự chủ quan, “đanh đá” và kiêu ngạo như hiện nay.

Hải Miên


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN