Vì sao du học xong lại không về nước cống hiến?
(Sóng trẻ)- Gần đây, cộng động mạng rất thắc mắc khi cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” đã trải qua 14 năm, đồng nghĩa với việc có đến 13 quán quân được đầu tư du học tại nước nài. Thế nhưng sau ngần ấy thời gian, chỉ một người trong số đó trở về Việt Nam lập nghiệp. Vậy nguyên do là từ đâu?
Theo thống kê mới nhất của Bộ GD- ĐT, hiện nay cả nước ta có khoảng 60000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo của nước nài. Câu hỏi được đặt ra là khi hàng chục ngàn người đó hoàn thành xong khóa học của mình thì sẽ được bao nhiêu phần trăm trở về Việt Nam để làm việc? Đơn cử như trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, 13 người được đầu tư du học thì chỉ có một người về nước làm việc.
Nhiều người cho rằng Việt Nam đang mắc căn bệnh “chảy máu chất xám”, và càng ngày nó càng nghiêm trọng hơn khi chỉ số ít những người có tài năng đi du học nước nài trở về cống hiên cho đất nước hay chính những người tài giỏi trong nước cũng tìm cách ra nước nài sinh sống. Tại sao lại như vậy?
Chỉ số ít những người du học nước nài trở về nước tu nghiệp
Theo nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề những quán quân của “Đường lên đỉnh Olimpia” tại sao lại không trở về nước làm việc, thì có rất nhiều người đưa ra suy nghĩ tích cực. Bởi đây là những người trẻ, có năng lực và nhiệt huyết. Họ đi ra thế giới để tìm tòi và phát triển, sau khi đã trưởng thành về cả tài chính lẫn tài lực, họ sẽ trở về nước để đầu tư hiệu quả. Đây cũng là một nguyên do hết sức thuyết phục công chúng.
Bên cạnh đó, trong số hàng ngàn lí do được đưa ra thì bản thân tác giả lại cho rằng bởi người trẻ chưa định hướng được trước tương lai của mình. Khi du học, họ bị cuốn theo thị hiếu bằng cấp ở nước nài. Thế nhưng tấm bằng đó thì dường như không được sử dụng bởi không có độ “hot” trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người đành”đắng lòng” cầm bằng quay lại môi trường cũ vì “miếng cơm manh áo”.
Từ cái nhìn khách quan, chúng ta vẫn phải đồng ý rằng hiện chính sách đãi ngộ người tài trong nước chưa được cao, thậm chí là “bèo bọt” so với nước nài. Đứng ở lập trường của những người du học, cùng một bằng cấp như thế, tại sao họ lại không chọn một con đường mà có thể có được một đời sống cao hơn. Hơn hết, chính sách quan liêu cũng như cách làm việc trọng “con ông cháu cha” trong nhiều công ty, cơ quan hiện nay cũng là lý do nhức nhối. Một môi trường bên nài cạnh tranh công bằng và lương thưởng đúng năng lực cũng hấp dẫn đối với những người có tài năng thực sự.
Vậy thực sự nguyên nhân nào mới khiến các du học sinh, nhân tài e dè, không muốn trở về phục vụ đất nước? Và liệu có cách nào để khắc phục những lý do trên để căn bệnh “chảy máu chất xám” thuyên giảm?
Cuối cùng, câu hỏi tác giả băn khoăn nhất chính là 10 hay 20 năm nữa, họ có trở về để cống hiến cho đất nước thật hay không?
Xin mời độc giả gửi các bình luận về vấn đề vấn đề này bằng cách bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về hòm thư: [email protected]
Nhóm 6
Báo mạng điện tử K31
Cùng chuyên mục
Bình luận