Lớp phục hồi "mất gốc tiếng Anh" của nữ sinh trường báo
(Sóng Trẻ)- Trong khuôn viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền có một lớp học đặc biệt – lớp dạy tiếng Anh “không phí” cho sinh viên mất gốc, người đứng lớp lại là một nữ sinh năm ba.
Chủ nhiệm lớp học này là bạn Nguyễn Thị Nga (sn 1994), sinh viên năm cuối, Khoa Xã hội học. Nga khá nổi tiếng trong khoa, khi từ năm nhất, năm hai đã tham gia trợ giảng tại các trung tâm, mở một số lớp dạy tiếng Anh tại Hà Nội và đi dạy tiếng Anh tình nguyện ở nhiều nơi như: Thái Bình, Hà Giang, Nghệ An,… Nga được thầy cô đánh giá khá cao khi đang là sinh viên năm 2 đã dạy các anh chị năm cuối từ trình độ “0” lên trình độ B1.
Lớp học ra đời từ bài tập kết thúc học phần
Chia sẻ về lý do thành lập lớp học, Nga nói: “Việc thành lập lớp học này trước tiên để đáp ứng yêu cầu của môn học Truyền thông đại chúng – chọn một đề tài mang tính cộng đồng có khả năng thu hút sự quan tâm của xã hội. Sau đó vì chúng mình thấy trong trường có nhiều bạn học kém tiếng Anh, phần do phương pháp học chưa đúng, phần do nghèo mà không có tiền học ở nài trong khi chứng chỉ tiếng Anh lại là một trong những điều kiện quan trọng để sinh viên ra trường có bằng. Cho nên mình và các bạn trong nhóm đã quyết định tổ chức lớp học này.
Nhóm của mình gồm 4 người – mình và 3 bạn nữa cùng lớp là Cư Thị Dung (thư ký), Ngô Thị Hiền, Lê Thu Trang (là 2 bạn thành viên). Để mọi người biết đến lớp học, chúng mình đã lên kế hoạch truyền thông thông qua video trên youtube và fanpage trên facebook. Để video và fanpage của lớp được nhiều người biết đến mình đã nhờ các thầy cô, bạn bè có lượng tương tác nhiều chia sẻ và kêu gọi. Do đó mà sau 2 ngày thành lập fanpage của lớp đã lên tới 1.500 lượt like. Theo đó những khó khăn phòng học, tiền in tài liệu cho lớp cũng được nhà trường, thầy cô, bạn bè và học sinh cũ của mình tài trợ.
Lớp Phục hồi mất gốc tiếng Anh ra mắt chính thức tại khuôn viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào ngày 21/12/2016. Buổi ra mắt, có đại diện các thầy cô của khoa Xã hội học, phòng Công tác chính trị, Đoàn Thanh niên cùng đông đảo các bạn sinh viên của Học viện
Thành phần ban chủ nhiệm của Lớp học Phục hồi mất gốc tiếng Anh
Tuy nhiên cũng còn một khó khăn nan giải đó là vấn đề nhân sự, bởi sau khi đưa thông tin lên trong vài ngày số đơn đăng ký đã lên tới 200. Trong khi cả nhóm có mỗi mình có khả năng dạy, cho nên chúng mình đã thống nhất chỉ nhận K33, K34 vì sắp ra trường; còn K35, K36 thì để năm sau.
Câu chuyện “Cậu học trò ngắn lưỡi”
Bởi vậy mà lớp học, trước đó chỉ có 30 bạn học sinh, học mỗi tuần 2 buổi – thứ Năm (18h30) và thứ Bảy (8h) tại phòng B6.102.
Khóa 1 của lớp học được khai giảng vào ngày 17/11/2016, lớp học có 22 bạn học viên
Nhận thấy các bạn đến đây học đa phần trình độ tiếng Anh còn rất kém – mất gốc. Nên chúng mình chú trọng rèn kỹ năng nghe và đọc cho các bạn – là những kỹ năng quan trọng để thi B1, B2. Cho nên ngay từ những buổi đầu, chúng mình đã áp dụng 3 phương pháp giảng dạy: Một là Thoát ly giáo án – bởi nếu giáo viên còn lệ thuộc vào giáo án thì sẽ gây ra cảm giác chán nản cho học sinh; Hai là Sơ đồ từ khóa – cả 1 bài dài rút ra những từ khóa cần thiết sẽ khiến cho học sinh nhanh chóng nắm bắt nội dung; Ba là Vẽ sơ đồ cành cây – mô phỏng theo cấu trúc nơ-ron cũa não khiến cho quá trình tư duy của học sinh có sự liên đới do đó mà nhớ bài lâu hơn.
Buổi giao lưu với các bạn sinh viên (người Việt Nam) du học tại Mỹ của Lớp Phục hồi mất gốc tiếng Anh vào ngày 29/12/2016
Ba phương pháp này cũng chính là cách thức để thực hiện tiêu chí của lớp học đề ra từ ngày đầu thành lập – “EF”. “E” là Efficient, nghĩa là “Hiệu quả”; “F” là Friendly, nghĩa là “Thân thiện”, tựu chung lại là “Thân Thiện - Hiệu quả”. Đó cũng là cảm nhận của bạn Phạm Thị Liên, lớp Báo in K34 A2 khi nói về lớp học: “Ấn tượng nhất là trong mỗi buổi học, chị ấy vừa giảng vừa kể chuyện, liên hệ từ bài giảng đến thực tiễn rất là vui. Hơn nữa các bạn trong lớp cũng rất nhiệt tình, thân thiện nữa.”
Khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất, Nga chia sẻ: “Hôm đầu tiên mình gọi một bạn nam đứng dạy phát âm, bạn ấy nói kiểu “á, à, à,…”. Mình nói bạn ấy phát âm chưa chuẩn, bạn ấy nói “em bị ngắn lưỡi” thế là cả lớp cười ồ lên, bạn ấy đỏ mặt rồi chết đứng. Mình mới trấn an bạn ấy bằng câu chuyện tổng thống Abraham Lincoln – ông cũng là người ngắn lưỡi như bạn, nhưng bằng sự quyết tâm đến nỗi ra bờ biển lấy đá cào vào lưỡi để cho máu chảy ròng ròng, về sau mới trở thành một diễn giả lừng danh mà triệu triệu người trên toàn thế giới ngưỡng mộ. Sau khi nghe xong câu chuyện thì bạn ấy mới bình tâm trở lại và các bạn trong lớp cũng thấu hiểu hơn.” Nga cũng nói thêm, nếu lúc ấy mình không xử lý khôn khéo thì bạn ấy cũng đâm ra nghỉ học vì chán nản và xấu hổ.
Ngày 8/3/2017, CLB Phục hồi mất gốc tiếng Anh (EFC) chính thức nhận quyết định sáp nhập vào Ban Phong trào, Đoàn Thanh niên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bạn Nam ấy chính là Tần Quang Trường, lớp Chính sách công K34, khi được hỏi về cô giáo Nga, Trường nói: “Cô rất tận tình chỉ bảo bọn em từng ly, từng tí một. Nhất là cách đọc từ cho đến cách phiên âm. Nếu bọn em đọc sai thì cô chỉnh cho đến khi đúng thì thôi.”
“Cậu học sinh ngắn lưỡi” – Tần Quang Trường
Để học tốt tiếng Anh, Nga nói, giáo viên chỉ là một phần, phần quan trọng hơn là từ phía người học. Do đó Nga khuyên: “Các bạn phải xác định được mục tiêu và động lực. Mục tiêu là xác định thi TOEIC hay IELTS – bởi mỗi hình thức thi có một định dạng khác nhau; rồi phải xác định thời lượng học mỗi ngày, kế hoạch học mỗi tháng để tiến tới mục tiêu ấy. Còn động lực là có chứng chỉ mới ra được trường và phải luôn tâm niệm: Tiếng anh rất là quan trọng với mình để có một việc làm tốt, một cuộc sống ổn định.”
Nài việc dạy trên lớp, sắp tới nhóm của Nga còn tổ chức các hoạt động nại khóa như đi dã nại, đi mua sắm,… cùng người nước nài để tạo điều kiện cho các bạn được giao tiếp với người bản địa. Hơn nữa, để tạo sự ổn định sau này khi Nga ra trường lớp học vẫn có thể tồn tại, Nga đã tuyển thêm trợ giảng - là các bạn có niềm đam mê dạy mà có trình độ tiếng Anh khá.
Lớp học tổ chức sinh nhật cho 4 bạn học viên vào ngày 12/4/2017: Nguyễn Minh Sương, Phạm Thị Liên, Trịnh Thị Tuyết, Viên Thị Thúy
Chia sẻ về dự định của lớp học, Nga nói, trước mắt chúng mình dự định dạy các bạn sinh viên có nhu cầu trong trường. Sau này lớp học có phát triển và được nhà trường cho phép thì chúng mình có thể dạy thêm các bạn sinh viên trường khác hoặc người đi làm.
Sắp tới, vào lúc 18h30 (thứ Năm), ngày 14/9/2017, Lớp Phục hồi mất gốc tiếng Anh sẽ khai giảng khóa 3, năm học 2017 - 2018 tại phòng B6.101, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Để đăng ký học, các bạn vui lòng liên hệ theo các địa chỉ sau: số diện thoại – 0964.817.028 (Nguyễn Thị Nga)
fanpage Facebook: https://www.facebook.com/CLB-phục-hồi-mất-gốc-Tiếng-Anh-EFC
email: [email protected]
Trường Hùng
Cùng chuyên mục
Bình luận