Lụa Vạn Phúc – Nét đẹp tinh túy của mảnh đất kinh kỳ Hà Nội

(Sóng trẻ) - Làng Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội) từ lâu đã vang danh với nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống. Cho đến nay, trải qua hơn 1000 năm hình thành và phát triển, lụa Vạn Phúc đã tạo được thương hiệu vững chắc trên thị trường và ngày càng mở rộng danh tiếng trên thị trường xuất khẩu. 

Làng lụa Vạn Phúc cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km, vốn nổi tiếng là nơi dệt lụa đẹp và tốt nhất của nước ta. Truyền thống dệt lụa tơ tằm ở nơi đây đã có hơn 1000 năm lịch sử, gắn với hình ảnh bà Lã Thị Nga (vợ của Cao Biền), người được người dân nơi đây thờ là Thành Hoàng làng và là khởi Tổ của nghề dệt lụa.

104739807_anh1.jpg

 Làng lụa Vạn Phúc – Nơi lưu giữu giá trị truyền thống nghề dệt lụa tơ tằm

Với bề dày lịch sử, người dân làng Vạn Phúc tiếp nối những kinh nghiệm dệt lụa tinh tế, khéo léo của tổ tiên và sáng tạo cách thức mới để có thể tạo nên sản phẩm lụa tốt nhất. Làng Vạn Phúc đã tạo ra được rất nhiều mẫu lụa tốt với chất liệu lụa mềm mại, nhẹ nhàng, màu sắc vừa tươi sáng mà cũng nhã nhặn, thanh tao.

Để tạo nên những tấm lụa có chất lượng tốt nhất, những nghệ nhân dệt ở đây luôn phải cẩn thận, tỉ mỉ tỏng từng công đoạn dệt lụa. Cô Hiền, người dệt lụa lâu năm ở làng Vạn Phúc, chia sẻ: “Để tạo ra được một tấm lụa tốt thì phải mất nhiều ngày mới dệt được, sau khi dệt lụa xong cần phải chuổi, nhuộm rồi mới có thể may đồ. Mỗi loại lụa mỗi khác và thời gian dệt cũng khác nhau, có lụa thì để bán thành tấm nhưng cũng có loại thì để cắt lên đồ".

104739807_anh2.jpg

 Đa dạng các sản phẩm làm từ lụa ở làng lụa Vạn Phúc

Các sản phẩm tại làng lụa Vạn Phúc cũng rất đa dạng, từ khăn, túi cho đến áo dài, áo gấm,… Hoa văn trên lụa được thêu sống động, đặc trưng nhất là mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý.

Theo cô Hiền, với mỗi sản phẩm như vậy sẽ có giá tiền khác nhau. Những sản phẩm nhỏ như khăn tay hay túi xách nhỏ sẽ có giá từ 50 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng. Còn những sản phẩm lụa như áo dài thì giá thành cao hơn, có thể lên tới vài chục triệu. 

Do đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng dệt lụa đẹp nên lượng khách hằng năm đến với làng nghề khá ổn định. Mỗi ngày, tại cửa hàng Vân Nhi Silk (Làng lụa Vạn Phúc) có khoảng 5 đến 7 lượt khách vào tham quan và chọn mua lụa. Mỗi dịp lễ tết hoặc tại làng có tổ chức sự kiện đặc biệt, lượng khách sẽ nhiều hơn. Cô Vân, chủ của hàng lụa Vân Nhi Silk, cho biết: “Những ngày lễ thì khách sẽ đông hơn, khách nước nài cũng rất đông, hầu hết đều đi theo tour và trong đó có địa chỉ là làng lụa."

104739807_anh3.jpg

Cửa hàng lụa Vân Nhi Silk – một trong những cửa hàng bán lụa lâu năm tại làng lụa Vạn Phúc

Mặc dù lụa Vạn Phúc đã tạo ra được những sản phẩm lụa tốt nhưng khả năng xuất khẩu của sản phẩm còn rất hạn chế. Theo cô Vân, lụa tại đây được bán đi các tỉnh thành trong nước là chủ yếu, mặc dù vẫn có một số sản phẩm xuất khẩu nhưng số lượng rất ít.
Hiện nay, bên cạnh việc duy trì nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống, làng Vạn Phúc đã có những thay đổi mới phục vụ cho du lịch. Phát triển song song nghề dệt lụa cùng với du lịch là cách hiệu quả để nâng cao thương hiệu lụa Vạn Phúc trong nước và trong cộng đồng quốc tế.

104739807_anh4.jpg

104739807_anh5.jpg

Làng Vạn Phúc phát triển du lịch thu hút nhiều hơn khách tham quan
Hà Trang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN