GỐM BÁT TRÀNG: TRỞ NGẠI TRONG HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH

(Sóng Trẻ) - Liên doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không còn là mới mẻ đối với làng gốm Bát Tràng. Nhưng đó vẫn là vấn đề nan giải, gây nhiều tranh cãi giữa các chủ xưởng, nghệ nhân và các nhà đầu tư.

Trước đây, Bát Tràng được biết đến là một làng nghề sản xuất gốm sứ truyền thống. Mỗi nhà là một xưởng độc lập tự sản xuất và tìm đầu ra. Đến năm 2001, ý tưởng tổ chức liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gốm sứ đã được một số chủ xưởng đưa ra thảo luận, nhưng không được chấp nhận, vì có nhiều ý kiến phản đối với lý do đánh mất bí quyết gia truyền. Tuy nhiên, năm 2002, các nghệ nhân trong làng đã bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng.

Đến nay, các doanh ngiệp và cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mô hình kinh doanh theo kiểu cộng tác, liên kết khoảng 5 - 7 nhà với nhau. Thành viên của Hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà có cả các Công ty liên doanh gốm sứ. Thông qua Hiệp hội, người dân Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về: thị trường, kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn  bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh.  

Cuối năm 2004, hiệp hội gốm sứ Bát Tràng hợp tác với chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDE) thuộc Công ty tài chính quốc tế IFC thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng (BTEP) để tiến hành xây dựng thương hiệu: “ Bát Tràng - 1000 năm truyền thống”.

Nói về những khó khăn trong việc liên doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gốm sứ, bác Lê Văn Xuân - chủ một xưởng lớn trong làng cho biết: “Hợp tác trong làm ăn là chuyện đương nhiên, không có gì khó khăn. Đó là cách tốt nhất để chúng tôi có thể mở rộng sản xuất trong điều kiện không đủ vốn mà vẫn có thể đáp ứng các đơn đặt hàng”.Anh Tâm, một nghệ nhân trong xưởng gốm sứ của công ty cổ phần Quang Vinh cũng cho hay: “ Có hợp tác liên doanh thì người dân như tôi mới có nơi mà làm”.

Bên cạnh việc hợp tác giữa các xưởng trong làng nghề, gần đây Bát Tràng có hàng trăm hộ gia đình mở xưởng hợp tác với các công ty nước nài như: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản,…để xuất khẩu sản phẩm gốm sứ. Các công ty này đứng ra đầu tư công nghệ và nguồn vốn. Cơ sở tuyển dụng nhân công có tay nghề cao để sáng tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng. Nhờ đó mà các sản phẩm của Bát Tràng được nhiều thị trường biết đến. Nhưng đáng buồn là khi những sản phẩm này được xuất khẩu đã không còn mang tên Bát Tràng, mà mang tên của chính công ty đó. Các doanh nhân nước nài lý giải, vì tên Bát Tràng vẫn rất mơ hồ với khách hàng của họ và sản phẩm này được đến với thị trường bằng uy tín và tên tuổi của chính công ty họ chứ không phải bằng uy tín của sản phẩm Bát Tràng.

Trao đổi với bác Hải - chủ một gian hàng trong chợ gốm về vấn đề này, bác cho biết: “Cái đó là chuyện thường. Vì người ta là chủ đầu tư thì có quyền quyết định. Miễn sao mình tiêu thụ được sản phẩm và có đầu ra ổn định”.

Bác Hà 57 tuổi - chủ một xưởng có tiếng lâu đời trong làng gốm không ngại tâm sự: “ Xưởng tôi hoạt động độc lập, không hợp tác với xưởng nào cả. Vì hợp tác sẽ mất bí quyết gia truyền!”.


Có thể nói, một làng nghề truyền thống lâu đời với nhiều thế hệ không thể không tránh khỏi những quan điểm khác nhau. Với những người cho rằng hợp tác là cần thiết và rất hiệu quả thì dường như họ đang dần đánh mất thương hiệu bởi lợi nhuận trước mắt. Sản phẩm của họ sẽ được sản xuất và tiêu thụ nhiều, nhưng trái lại, phong cách cổ truyền từ xưa ở Bát Tràng đang bị pha tạp. Còn đối với những người bó hẹp trong các xưởng riêng với ý nghĩ sợ đánh mất bí quyết gia truyền lại lao đao vì thiếu vốn và đầu ra.

Liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của làng gốm Bát Tràng là một bước tiến mới trên con đường phát triển của làng nghề. Trái lại, vấn đề thương hiệu cũng đang là trở ngại trong hợp tác giữa các chủ đầu tư. Vì thế, Hiệp hội Bát Tràng đang tiếp tục thảo luận đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, để không phải phụ thuộc vào thị trường nước nài mà đánh mất thương hiệu. Tuy nhiên, liệu phương hướng này có phải là giải pháp tối ưu nhằm giải quyết những trở ngại trên?     

 

Trương Thị Hiền Anh

Lớp Báo mạng điện tử K29

Học viện  Báo chí và Tuyên truyền

 

 
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN