Mời độc giả cùng “Hiến kế xây dựng phương án Tuyến phố đi bộ”

(Sóng trẻ) Bắt đầu từ ngày 1/9, UBND thành phố Hà Nội triển khai thí điểm tuyến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, áp dụng từ 19h ngày thứ 6 tới 24h ngày chủ nhật hàng tuần. Thời gian thí điểm dự kiến sẽ kéo dài đến cuối năm 2016. 


Từ những cánh tay ủng hộ đề án…

Được triển khai trên 16 tuyến phố trung tâm của thành phố Hà Nội và hoạt động vào ba ngày cuối tuần, tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm được nhiều người kì vọng sẽ đáp ứng nhu cầu văn hóa, giải trí lành mạnh. 


f865f537d_1_277153.jpg

Rất nhiều người thiếu kì muốn biết phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm có gì mới (Ảnh: sưu tầm)


Tuy đây không phải là tuyến phố đi bộ cuối tuần đầu tiên ở Hà Nội nhưng vẫn có rất nhiều người dân tỏ ra hào hứng và mong chờ. Lý do là bởi họ sẽ có thêm không gian đi bộ rộng rãi, thoáng mát quanh bờ hồ để tận hưởng không khí trong lành trong những ngày cuối tuần. Trước đây, điều này tưởng chừng như là không thể khi lượng xe cộ lưu thông trong khu vực trung tâm vào ngày nghỉ thường tăng mạnh. 


Theo PGS Nguyễn Quốc Thông - Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, hầu như bất cứ mỗi thành phố lâu đời nào trên thế giới đều có không gian đi bộ cho riêng mình. Việc lựa chọn Hồ Gươm thành không gian đi bộ là hợp lý, tự nhiên và tất yếu. 


Đặc biệt, trước tình trạng thiếu sân chơi cho con trẻ đang phổ biến tại các đô thị như hiện nay thì tuyến phố đi bộ này sẽ phần nào giúp các em có cơ hội được tiếp cận và trải nghiệm những trò chơi dân gian, văn hóa truyền thống của Việt Nam như ô ăn quan, nhảy dây…


f865f537d_pho_di_bo_12_cxil.jpg

Sân chơi văn hóa lành mạnh, giàu truyền thống cho các em nhỏ (Ảnh: sưu tầm)


Bên cạnh đó, việc mở rộng tuyến phố đi bộ cũng mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người dân xung quanh khu vực thí điểm và cho thành phố Hà Nội. Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong về tuyến phố đi bộ trong vùng lõi phố cổ, ông Phạm Tuấn Long - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, trước đây trên những phố này chỉ 70 cửa hàng kinh doanh dịch vụ, nhưng đến nay số cửa hàng kinh doanh đã tăng lên 450. Cùng với đó, các tuyến phố đi bộ cũng góp phần tạo ra nhiều việc làm hơn cho người dân phố cổ, khi có đến 98% người dân chuyển đổi từ các nghề khác sang hoạt động dịch vụ du lịch. Đóng góp lớn cho ngân sách của quận.


f865f537d_5_jezo.jpg

Phố đi bộ Tạ Hiện luôn tấp nập các du khách, người dân, đặc biệt là trong dịp lễ Tết hay cuối tuần (Ảnh: sưu tầm)


Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội thì trong ba ngày đầu tiên triển khai thí điểm vào dịp Quốc Khánh 2/9, tuyến phố đi bộ cùng khu vực lân cận đã đóng góp vào doanh thu 526 tỉ đồng từ du lịch cho thành phố.


… đến những ý kiến phản đối

Dù đã có thêm không gian vui chơi nhưng cũng có không ít người, đặc biệt là các hộ gia đình sống trong khu vực bị cấm đường, không đồng tình với dự án. Nguyên nhân chủ yếu là do việc bất tiện trong đi lại trong tuyến phố. Nói cách khác, họ buộc phải về nhà trước 19h ngày thứ 6 và phải di chuyển bằng phương tiện khác nếu không muốn phải dắt xe. 


Bên cạnh đó, việc thực hiện tuyến phố đi bộ cũng khiến nảy sinh vấn đề nhiều cơ sở trông giữ xe tự phát, tự ý đặt ra mức tiền nhằm chuộc lợi từ những người tham gia đi bộ. Chị Hương (Thanh Trì) cho biết: “Tôi lên đây để xem phố đi bộ thế nào, thế mà gửi xe đã mất 30000 rồi.”


Không chỉ dừng lại ở việc xuất hiện các bãi giữ xe tự phát, tình hình giao thông ở các khu phố lân cận cũng bị ảnh hưởng khi toàn bộ ô tô, xe máy đều phải thay đổi lộ trình. Chị Quỳnh Nga (phố Hàng Bạc – Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Phố Hàng Bạc tuy không bị cấm đường nhưng nằm trong khu vực chợ đêm và hai tuyến phố đi bộ Tạ Hiện và bờ hồ, nên tối cuối tuần nào cũng trong tình trạng ùn nghẽn. Có khi còn không rẽ vào được nhà mình”.  


f865f537d_pho_di_bo_ho_hoan_kiem_000.jpg

Tình trạng ùn tắc giao thông tại các tuyến phố lân cận là điều không thể tránh khỏi khi một lượng lớn xe cộ buộc phải thay đổi lộ trình (Ảnh: sưu tầm)


Cũng chính vì thế, nhiều người dân sinh sống và kinh doanh buôn bán trong khu vực đề nghị chỉ nên triển khai tuyến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm vào khoảng 17 giờ vào các ngày cuối tuần như khu phố đi bộ trong phố cổ, thay kéo dài cả ba ngày như hiện nay.


Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải, chuyên gia giao thông đô thị thì việc Hà Nội mở rộng tuyến phố đi bộ cũng đồng nghĩa với việc mở rộng không gian du lịch phố cổ - một trong những thế mạnh của Hà Nội. Tuy nhiên, là người đã trực tiếp đi bộ tại tuyến phố đi bộ, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, việc mở rộng này đã bộc lộ một số bất cập.


Từ ngày 16/9/2016 đến ngày 23/9/2016, trang tin Sóng trẻ (songtre.tv) mở diễn đàn “Hiến kế xây dựng phương án Tuyến phố đi bộ”. Các ý kiến, phương án của bạn đọc đề xuất sẽ được đăng tải trên trang tin Sóng trẻ để trao đổi, tranh luận.


Các ý kiến tham gia diễn đàn xin gửi về trang tin Sóng trẻ qua email: [email protected] hoặc tại đây.


Trân trọng cảm ơn!


*Các ý kiến trao đổi, tranh luận được chọn đăng tải trên trang tin góp phần giúp cho đề án thí điểm tuyến phố đi bộ tại Hà Nội được tốt hơn và không có chế độ nhuận bút. 

BBT Sóng trẻ


Năm 2004, Hà Nội đã triển khai đề án tuyến phố đi bộ từ Hàng Đào đến chợ Đồng Xuân. 10 năm sau, không gian đi bộ được mở rộng thêm 6 tuyến phố cổ gồm Hàng Buồm, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Mã Mây, Đào Duy Từ và Tạ Hiện.
Song song với việc thực hiện thí điểm tuyến phố đi bộ thứ ba quanh hồ Hoàn Kiếm, UBND thành phố Hà Nội còn chủ động nâng cao chất lượng như phủ sóng hệ thống wifi miễn phí, lắp đặt các nhà vệ sinh công cộng, bố trí 78 điểm trông giữ xe và tổ chức các hoạt động văn hóa giải trí lành mạnh, bổ ích cho người dân cũng như khách du lịch đến thưởng thức.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN