Một mảnh đời nhỏ…

(Sóng Trẻ) - Nói chuyện với Long, tôi không nghĩ mình đang nói chuyện với một cậu bé 14 tuổi. Sự già dặn không chỉ hiện trên khuôn mặt mà còn trong cả cách nói chuyện của em. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra một con người khác ở cậu bé này, một con người đầy tình cảm và lòng tự trọng đằng sau vẻ nài có vẻ hung hăng, dữ tợn…

Long đưa tôi về nhà em vào một ngày mùa đông lạnh. Ngôi nhà hoang sơ ven sông Hồng lung lay theo từng cơn gió, nghiêng nghiêng như muốn đổ ập xuống dòng nước. Những sợi mưa giăng giăng hoà cùng gió, táp vào mặt càng làm tôi thấy thương hơn đôi bàn chân không tất lê trong đôi dép tổ ong cũ của Long.

 Long là học sinh lớp 3 của trường 19/5 quận Ba Đình (Hà Nội) - nơi  chúng tôi  đến làm  công tác tình nguyện. Ngày mới bắt đầu đến đây, tôi đã có ấn tượng với Long - một thằng nhóc bặm trợn, tóc cắt cua nghịch ngợm với túm nhỏ buộc sau gáy, luôn là thủ lĩnh của những trò phá phách và những cuộc đánh lộn trong trường. Tôi cùng các bạn tình nguyện khác chưa bao giờ làm Long sợ (kể cả các cô giáo trong trường Long cũng không sợ). Long nghe lời chỉ để chứng tỏ “bản lĩnh đàn anh” với các bạn mà thôi. Trong mắt tôi, Long sẽ mãi là thằng bé hư hỏng khiến tôi dè chừng, nhiều lúc không dám lại gần nếu không được nghe cô Hồng, giáo viên của trường kể về hoàn cảnh đặc biệt của Long.

Hầu hết các em trong trường đều có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, bố mẹ không đủ tiền trang trải việc học cho các em nên mới gửi con vào Mái Ấm 19/5. Nhưng hoàn cảnh của Long còn đặc biệt hơn thế. Em sinh ra mà không biết bố mình là ai, chỉ biết mẹ hay bảo Long gọi những người đàn ông đến nhà vào mỗi buổi tối là bố! Ngày đó còn nhỏ, không biết gì nên cứ người đàn ông nào đến nhà Long đều nghe lời mẹ gọi là “bố” và mỗi lần như vậy họ lại cho em năm, mười nghìn rồi bảo em ra đường chơi.  

 Năm lên 10 tuổi, mẹ đưa Long đến trường 19/5 và chẳng bao giờ mẹ quay lại đón Long về. Rồi Long nghe người ta nói mẹ mình bị “ết”, bị “siđa”. Với một đứa trẻ sống ở ven sông thì chỉ sáu, bảy tuổi là có thể biết những từ đó là gì, xung quanh chúng có quá nhiều những điều khủng khiếp mà càng lớn chúng càng “nhờn” với tất cả những thứ đó. Long cũng là một đứa trẻ như vậy.

Những kí ức về mẹ chỉ còn lờ mờ theo năm tháng. Long chỉ còn nhớ gương mặt mẹ mỗi lần mẹ vui vẻ tiễn những người đàn ông về! Ngôi nhà cũ bây giờ không ai ở, đổ nát và lạnh lẽo. Thỉnh thoảng Long vẫn về và thường ngồi một mình bên cửa, nhìn ra phía dòng sông…

Những giờ lên lớp trợ giảng, tôi quan tâm đến Long nhiều hơn và dường như Long cũng nhận ra điều đó. Tôi thấy em nan và có những biểu hiện “tích cực” hơn như cắt cái đuôi tóc sau gáy, trong lớp bớt gây lộn với bạn bè. Giờ đây, nói chuyện với Long, tôi không nghĩ mình đang nói chuyện với một cậu bé 14 tuổi. Sự già dặn không chỉ hiện trên khuôn mặt mà còn trong cả cách nói chuyện của em. Tôi nhận ra một con người khác ở cậu bé này, một con người đầy tình cảm và lòng tự trọng đằng sau vẻ nài hung hăng, dữ tợn.

“Hiện giờ em đang đi đánh giày vào những buổi không phải lên lớp, em muốn có một khoản tiền cho tương lai chị ạ”. Câu nói của Long làm tôi không cầm nổi nước mắt. Em đã lớn thật rồi, đã biết lo cho tương lai sau này…

 Nước ta là một trong những nước đầu tiên kí Công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng vẫn còn nhiều lắm những đứa trẻ đang nằm trong vòng xoáy của những mưu toan, cạm bẫy, những bất công, tệ nạn…Vẫn biết không thể một sớm một chiều giải quyết các vấn đề đó, nhưng nếu mỗi chúng ta cùng chung tay góp sức?...

Nguyễn Thị Huyền Sim
Lớp Báo ảnh k26


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN