Xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong ở Hà Nội vào năm 2019

(Sóng trẻ) - Đó là một trong những giải pháp của chính quyền thành phố nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Chất lượng không khí Việt Nam 2017 – Thực trạng và giải pháp” diễn ra vào sáng 30/1 do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (Green ID) tổ chức.

55 nghìn bếp than, gần 2000 tấn khí CO2 mỗi ngày

Theo kết quả khảo sát của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), tổng số bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố vào khoảng 55 nghìn bếp. Cung cấp cho lượng bếp này là 528 tấn than mỗi ngày, phát thải 1870 tấn khí CO2 vào bầu không khí.

a5a59da0c_27650777_1178635385607336_1510841482_o.jpg

Những bếp than như thế này có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi trên đường phố Hà Nội

Các con số này khiến chính quyền thành phố đã ngay lập tức phải vào cuộc. “Năm 2018, chúng tôi phấn đấu xóa bỏ 70% lượng bếp than trên địa bàn thành phố và sang năm 2019 sẽ là 100%” – bà Lê Thanh Thủy, cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết.

a5a59da0c_27537508_1178635468940661_345959389_o.jpg

Các diễn giả trao đổi tại Hội thảo

Trước mắt, chính quyền sẽ trợ giá cho mỗi hộ kinh doanh và gia đình trên đại bàn thành phố 1 chiếc bếp cải tiến, đồng thời hỗ trợ 200 nghìn đồng/hộ (không sản xuất, kinh doanh) trong tháng đầu tiên sử dụng bếp. Bếp cải tiến tiết kiệm nhiên liệu từ 30 – 40% so với bếp truyền thống, đồng thời lượng khí độc phát thải cũng giảm đi đáng kể.

Về giải pháp căn cơ, chính quyền thành phố hỗ trợ chuyển đổi mặt hàng kinh doanh của các hộ bán than sang bán các loại bếp cải tiến và nhiên liệu thân thiện với môi trường. Kế hoạch đặt ra là đến năm 2020, các hộ gia đình và cơ sở sản xuất chủ động hoàn toàn về kinh phí mua bếp cải tiến và nhiên liệu đốt. 

Tăng cường quan trắc chất lượng không khí

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe đại diện Green ID cùng các nhà nghiên cứu trình bày báo cáo về chất lượng không khí Việt Nam năm 2017. Dù ủng hộ việc làm của Trung tâm, nhưng theo bà Thủy, các nghiên cứu viên nên có sự thận trọng hơn trong khâu kết luận vì số liệu từ 1 trạm quan trắc không thể đánh giá được đúng chất lượng không khí của toàn thành phố.

Nhằm hướng đến một báo cáo tổng quan chính xác hơn, các đại diện đến từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Bộ Tài nguyên – Môi trường đều khẳng định sẵn sàng cung cấp các số liệu khảo sát cho Green ID cũng như các nhà nghiên cứu khi có yêu cầu.

a5a59da0c_27650234_1178635512273990_1214399004_o.jpg

Toàn cảnh Hội thảo

Đi kèm với đó, trong năm 2018, Hà Nội sẽ tiếp tục lắp đặt thêm 30 trạm quan trắc không khí trên địa bàn thành phố. 

Hải Nguyễn

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN