Nam Cường: xã ven biển đi đầu về năng lượng xanh
(Sóng trẻ) - Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể về tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, nhưng sự tăng trưởng của Việt Nam gắn liền với tiêu tốn nhiều năng lượng, phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát thải cao. Liên minh năng lượng dưới sự điều phối của Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (Green ID), đã đưa vào ứng dụng phương pháp lập kế hoạch năng lượng địa phương và được triển khai tại hai xã Bắc Hải, Nam Cường thuộc huyện Tiền Hải (Thái Bình).
Từ một vùng đất ven biển, hoang hóa toàn sú vẹt, Nam Cường khai hoang lấn biển năm 1961 theo Hội nghị Trung ương III - vận động nhân dân các địa phương huy động nhân lực đắp đê, Nam Cương có 2,5 Km đê, cuối năm 1961 đê hoàn thành.
Ngày 26/3/1962, Bác Hồ đã về thăm đảng bộ nhân dân Nam Cường. 56 năm qua, theo lời bác dạy, từ một mảy đất hoang sơ toàn sú vẹt, đến nay Nam Cường đã trở thành miền quê trù phú và xã nông thôn mới.
Với diện tích 351,7 Ha, dân số có 3 500 nhân khẩu, từ khi khai hoang đến nay, Nam Cường trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển kinh tế. Ngày đầu mới khai hoang, Nam Cường chủ yếu cấy lúa. Tuy nhiên, do môi trường đồng chua nước mặn nên năng suất lúa không cao, sau đó địa phương chuyển sang trồng cây công nghiệp cói, và từ cây cói lại chuyển sang trồng cây lúa. Năm 2001, theo chủ trương phát triển kinh tế biển của tỉnh, Nam Cường đã chuyển 105 ha đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, Nam Cường cũng là xã đi đầu chủ trương này của tỉnh.
Năm 2012, có dự án đầu tư của trung tâm phát triển sáng tạo xanh đã hộ trợ Nam Cường dự án “quy hoạch năng lượng” cấp địa phương, đây cũng là dự án đầu tiên của Việt Nam, Ông Hoàng Ngọc Sang, Bí Thư Đảng ủy xã Nam Cường cũng bày tỏ thẳng thắn: “Thời điểm đó chưa có nhiều người dân quan tâm đến vấn đề năng lượng, ngay cả bản thân tôi là lãnh đạo nhưng mới nghĩ tới chỉ điện là nguồn năng lượng”.
Dự án được Liên hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam phê duyệt. Qúa trình triển khai: “chúng tôi đã thành lập nhóm Net của địa phương, do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng nhóm và các Ban ngành đoàn thể của địa phương, đại diện 3 trưởng thôn. Nhóm này được các chuyên gia của trung tâm tập huấn cho mọi người nhận biết và ý thức về năng lượng và thấy được tính cấp thiết của việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường” – Ông Sang cho biết.
Trong chủ trương của kinh tế địa phương: những hộ mà phát triển chăn nuôi, địa phương hỗ trợ mỗi hộ 1 triệu để làm biogas, ban lãnh đạo xãcũng kết nối những trung tâm bán sản phẩm biogas để có giá hữu nghị cho bà con.
Tại xã có 1 trang trại chăn nuôi lớn, chủ trang trại đã đầu 1 hầm biogaa lớn khoảng 2 000 m3, Trang trại hô trợ gas co người dân đun nấu, chúng tôi đầu tư đường ông khoảng 1,2 km2 để giúp cho 25 hộ đun nấu thường xuyên và một đồn biên phòng ở giáp biển, mỗi hộ cỉ phải trả 20 000 đồng/tháng. Ban đầu hoạt động rất hiệu qua, người dân phấn khởi bởi giảm bớt được một khoản chi phí lớn.
Nam Cường giáp biển, nguồn nước bị nhiễm mặn không để uống được, nước dùng trong sinh hoạt rất khó khăn. Cùng với nguồn tài trợ của Green ID và nguồn ngân sách sách lắp đặt 4 máy lọc nước RO, công suất 100l/1 giờ. Giàn pin năng lượng mặt trời hỗ trợp điện cho hệ thống lọc nước RO, trạm nước từ đó đến nay vẫn hoạt động bình thường.
Ông Hoàng Ngọc Sang, Bí thư Đảng ủy xã Nam Cường chia sẻ: “Mục đích đầu tiên chúng tôi chỉ sử dụng cho các trường học, trạm y tế và khi còn dư thừa thì bán cho người dân chỉ 5000 đồng/1 bình nước. Đây là chính sách an sinh, có thời điểm hỗ trợ cho cả người nghèo nguồn nước này”.
Với địa hình đồng bằng và điều kiện tự nhiên phong phú về đất đai, biển, đầm... cũng như điều kiện khí tượng thủy văn thuận lợi, chăn nuôi quy mô lớn, xã Nam Cường (huyện Tiền Hải, Thái Bình) là nơi có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo. Năm 2012, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh đã tiến hành khảo sát tình hình kinh tế - xã hội và trình các cấp phê duyệt Dự án “Quy hoạch năng lượng cấp địa phương tại xã”.
Mô hình năng lượng bền vững được triển khai tại 2 xã của Thái Bình vào tháng 8/2012 bao gồm: Biogas hộ gia đình (42 hộ), bình nước nóng năng lượng mặt trời (25 hộ), bếp đun cải tiến (147 hộ), đèn bão năng lượng mặt trời (25 hộ), ủ phân vi sinh (100 hộ), đèn Led cho hộ gia đình và trường học (62 hộ và 2 trường học), Biogas từ thức ăn thừa (2 trường mầm non), Biogas cộng đồng (cung cấp gas miễn phí cho 25 hộ ở xã Nam Cường và 1 đồn Biên phòng), hệ thống cung cấp nước R.O (cung cấp nước sạch cho các cơ quan, trường học, trạm y tế, và nhân dân trong xã). Đây là hai xã nằm gần biển, có số dân đông và mức tiêu thụ năng lượng lớn.
Riêng Nam Cường, dự án đã hỗ trợ được 13 bình nước nóng NLMT, 10 hầm Biogas cấp hộ, 21 bộ đèn bão NLMT, 4 hệ thống lọc nước tinh khiết RO, 01 mô hình Biogas cộng động dự kiến cung cấp khí gas cho 50 hộ đang trong quá trình khảo sát và lắp đặt...
Các mô hình năng lượng xanh được xây dựng ở xã Nam Cường
Trên nóc của tòa nhà UBND xã Nam Cường, huyện Tiền Hải là hệ thống pin năng lượng mặt trời với công suất 1.500W, cấp điện cho hệ thống lọc nước R.O bên dưới và hoạt động của toàn bộ UBND xã. Sau khi lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, mỗi tháng xã tiết kiệm được hơn 500 nghìn đồng tiền điện và không lo mất điện.
Pin năng lượng được lắp đặt trên nóc nhà UBND xã Nam Cường
Các giải pháp cộng đồng về sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng bền vững là một hướng đi mới để thúc đẩy sự tham của người dân và chính quyền địa phương vào quá trình quy hoạch, lập kế hoạch và ứng dụng các giải pháp năng lượng bền vững, tối ưu các nguồn lực tại chỗ.
Thành công của dự án sử dụng năng lượng bền vững ở Thái Bình đã được nhân rộng ra 4 xã khác ở Nam Định, Thừa Thiên Huế và Cà Mau. Đặc biệt, nhiều người dân không nằm trong diện thụ hưởng của dự án nhưng khi nhận thấy hiệu quả đã tự bỏ tiền ra để xây dựng các hầm Biogas, hệ thống điện năng lượng mặt trời, bếp đun cải tiến…Điều này cho thấy nhận thức của người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường đã được nâng lên.
Thông qua việc lập kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, người dân đã nâng cao nhận thức về những tác động, ảnh hưởng và mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng với thu nhập và môi trường của địa phương. Ðây là dự án không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn mang lại lợi ích về kinh tế, vì nó giảm chi phí năng lượng hàng tháng của người dân qua đó góp phần tãng thêm thu nhập.
Đời sống người dân xã Nam Cường không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người trên 23 triệu/người/năm, xã đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2013. Đường làng, ngõ xóm rất sạch đẹp và được bê tông hóa, hệ thống cống ngầm được người dân tự xây dựng để giải quyết nước thải. Năm 2003 xã đã thành lập được tổ thu m rác thải, nên vấn đề môi trường của xã luôn được đảm bảo.
Hà Hiền
Cùng chuyên mục
Bình luận