Nét đẹp xin và cho chữ truyền thống trong cuộc sống hiện đại

(Sóng trẻ) - Giữa nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, văn hoá cho chữ vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Điều đó không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với di sản văn hóa dân tộc mà còn là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Nét đẹp phong tục tập quán 

Chữ viết tay truyền thống, đặc biệt là thư pháp, mang giá trị nghệ thuật vô cùng cao quý. Mỗi nét bút đều thể hiện sự trau chuốt, tỉ mỉ và tâm huyết của người viết. Chữ viết đẹp không chỉ là một kỹ năng mà còn là hình thức nghệ thuật tinh tế, thể hiện sự tĩnh lặng, bình an và sự sáng tạo của nghệ nhân.

Việc rèn luyện chữ viết đẹp không chỉ giúp bồi dưỡng tính kiên nhẫn và sự tập trung, mà còn nâng cao khả năng thẩm mỹ và trực giác của bản thân. Chữ viết tay cũng góp phần lưu giữ và truyền tải những giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử và ký ức quý giá của dân tộc tới các thế hệ mai sau.

Tục xin chữ không chỉ diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán mà còn được thực hành trong các dịp thi cử quan trọng của đời người. Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống đáng quý của người Việt. 

Vào mỗi dịp thi cử, học sinh, sinh viên thường xin chữ từ các thầy cô, long bài hoặc những người có uy tín trong xã hội. Việc này không chỉ mang ý nghĩa cầu may, xua đuổi điều xui rủi, mà còn thể hiện sự tôn kính, biết ơn của các em đối với những người đã dạy dỗ, chỉ bảo mình. Bạn Nguyễn Tiến Hưng (Hà Nội) chia sẻ: “Hôm nay đến Văn Miếu em muốn xin chữ “Trí” để cầu mong mình sẽ có đủ trí và lực trước thềm kỳ thi quan trọng sắp tới. Hàng năm, gia đình em thường cùng nhau đi xin chữ, không chỉ để trang hoàng nhà cửa, mà còn mang lại may mắn cho các thành viên trong nhà.”

anh-chup-man-hinh-2024-11-13-124940.png
Vào các dịp thi cử hàng năm, các sĩ tử ngày nay vẫn thường xin chữ để cầu mong may mắn. (Ảnh: Ngân Hà) 

Xin chữ vào dịp thi cử còn mang ý nghĩa tinh thần rất quan trọng. Những câu chữ đẹp, ý nghĩa được trao tặng như "Tuệ", "Minh", "Tài"... sẽ trở thành nguồn động lực, niềm tin giúp các em vững vàng bước vào kỳ thi. 

Chia sẻ về tục xin và cho chữ, ThS. Phạm Vũ Lộc (Hà Nội) - Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, cho biết: “Tục xin và cho chữ dịp Tết đã có từ lâu và hiện đang thịnh hành trở lại trong đời sống đương đại. Thời xưa, khi đa số dân không biết chữ, việc đi học là một ước mơ khó với tới được của phần lớn quần chúng, thì con chữ và những người biết chữ trở nên được trọng thị. Vào dịp Tết, khi nhiều người có ước vọng cho một năm mới, thì những con chữ vô hình trung cũng trở thành một sự thể hiện cao cấp của những ước vọng đó. 

Theo anh Lộc: “Nhiều người tìm đến những người biết chữ để xin một bức tranh về treo trong nhà, vừa để gửi gắm mong muốn của mình trong năm mới, vừa thỏa mãn phần nào khát khao vươn tới đỉnh cao của tri thức và văn hoá”. (Ảnh: NVCC)
Theo anh Lộc: “Nhiều người tìm đến những người biết chữ để xin một bức tranh về treo trong nhà, vừa để gửi gắm mong muốn của mình trong năm mới, vừa thỏa mãn phần nào khát khao vươn tới đỉnh cao của tri thức và văn hoá”. (Ảnh: NVCC)

Tục xin chữ vào mỗi dịp thi cử không chỉ thể hiện sự tôn sư trọng đạo mà còn góp phần nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão của thế hệ trẻ. Đây là nét đẹp trong văn hóa truyền thống cần tiếp tục gìn giữ và phát huy.

Áp dụng truyền thống giữa đời sống hiện đại 

Tuy nhiên, theo ThS. Phạm Vũ Lộc, tục cho và xin chữ cũng gặp phải những khó khăn nhất định: “Bước vào thời hiện đại, chữ Hán không còn là văn tự quan phương được sử dụng trong hành chính nữa. Nên con chữ cũng như ông đồ không còn được coi trọng nữa. Một thời gian dài tục xin chữ hầu như biến mất.” Trong bối cảnh thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tục cho và xin chữ đang dần bị mai một và lãng quên theo thời gian. 

Khi điều kiện kinh tế, xã hội tốt hơn trước, nhiều người lại muốn tìm lại phong tục xưa nhiều khi chỉ còn trong ký ức. Từ đó, tục xin chữ mới xuất hiện trở lại và ngày một thịnh hành. Không nằm ngoài quy luật trên, tục lệ này cũng phải “hiện đại” theo thời cuộc đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trong đó, dịp Tết hay thi cử là lúc nhu cầu xin chữ tăng cao. Mỗi khi chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng, các sĩ tử thường hay đến Văn Miếu để xin các thầy chữ “Tài”, chữ “Trí” để cầu mong may mắn và sức mạnh trên hành trình phía trước.

anh-chup-man-hinh-2024-11-13-125019.png
Nét đẹp cổ xưa luôn được phát huy giữa cuộc sống hiện đại.

Để đáp ứng với nhu cầu của thời đại mới, thay vì chuẩn bị sẵn giấy và mực từ trước Tết, thì nay các thầy đồ có thể mua sẵn phôi giấy đã in hoạ tiết để việc cho chữ không mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, thư pháp ngày nay không còn giới hạn ở chữ Hán hay chữ Quốc ngữ, mà có cả những tiếng nước ngoài khác.

Mặc dù mang những giá trị to lớn về văn hoá, song tục cho chữ và xin chữ không mang nhiều giá trị về sự may mắn và tâm linh. ThS. Vũ Lộc chia sẻ thêm: “Nếu muốn có một năm mới an lành, một kỳ thi thành tựu thì bản thân phải chủ động kiến tạo, không thể có tâm lý cầu may dựa vào mấy mảnh giấy”. 

Thành quả và may mắn cuối cùng vẫn phụ thuộc vào sự nỗ lực, quyết tâm của mỗi cá nhân. Quan điểm này giúp chúng ta không rơi vào sự mê tín dị đoan, mà thay vào đó là tinh thần chủ động, tự lực cánh sinh để đạt được những mục tiêu của bản thân. Có thể hiểu bức tranh chữ là nơi thể hiện ra ước vọng của người xin, thứ người đó mang về treo lên như một lời nhắc nhở mình phấn đấu không ngừng cho ước vọng bản thân phát nguyện. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN