Nghề làm khăn xếp ở Nam Định

(Sóng trẻ) - Thôn Giáp Nhất, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là làng nghề làm khăn xếp duy nhất của miền Bắc. Qua thăng trầm của lịch sử, người dân vẫn miệt mài bên cây kim, thước vải để gìn giữ nghề truyền thống.

1.jpg
Đến làng nghề khăn xếp Giáp Nhất những ngày này, không khí tất bật sản xuất để kịp cung ứng ra thị trường bởi trong ba tháng đầu năm là khoảng thời gian diễn ra nhiều lễ hội nhất. (Ảnh: Đặng Hải Yến)
2.jpg
Tại gia đình của cụ Nguyễn Thị Cua, không khí vừa bận bịu vừa vui vẻ cùng nhau. Mỗi người một việc từ những công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao đến những bước cuối cùng trước khi giao tới khách hàng. (Ảnh: Đặng Hải Yến)
3.jpg
“Ai cũng phải hoạt động hết công suất bởi những tháng đầu năm là mùa của lễ hội nên lượng hàng phải trả cho khách gấp 2 - 3 lần ngày thường. Cái hay của nghề này là mọi người, đặc biệt là người già và trẻ em đều có thể tham gia làm, tận dụng được thời gian rảnh rỗi trong ngày”, cụ Cua cho biết. (Ảnh: Đặng Hải Yến)
4.jpg
Cũng theo cụ Cua, khăn xếp có ba loại là khăn dành cho nam, khăn dành cho nữ và loại khăn cả nam và nữ đều đội được. Khăn xếp truyền thống thường được làm bằng vải lụa với ba mầu cơ bản là vàng, đỏ và đen. Số lượng vòng xếp từ 7-9, tùy thuộc vào độ tuổi cũng như giới tính của người sử dụng. (Ảnh: Đặng Hải Yến)
6.jpg
Điểm đặc biệt của chiếc khăn xếp truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là các nếp khăn xếp đan nhau tạo thành hình chữ “nhân” với ý nghĩa tượng trưng cho nhân đức của một con người. (Ảnh: Đặng Hải Yến)
5.jpg
Để làm được một chiếc khăn xếp hoàn chỉnh có tới 7 công đoạn như xén vải; máy cốt; cắt lót xốp bên trong; quấn lót xốp theo khuôn và ghim lại; quấn nếp; bọc vành ngoài; tô vẽ và trang trí họa tiết. (Ảnh: Đặng Hải Yến)
13.jpg
Mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung cao của người thợ. Trong đó, khó nhất phải kể đến đó là quấn xếp, từng xếp phải được quấn chắc tay, đều nhau và không bị xô lệch. (Ảnh: Đặng Hải Yến)
8.jpg
Theo những biến chuyển của nhịp sống đương đại, khăn xếp tại làng Giáp Nhất cũng có nhiều biến đổi về màu sắc, chất liệu và kiểu dáng. Các nghệ nhân trong làng đã đến nhiều vùng đất để tích lũy thêm kinh nghiệm, học hỏi những cách làm hay, sưu tầm những chất liệu tốt để cải tiến sản phẩm. (Ảnh: Đặng Hải Yến)
10.jpg
“Nếu như trước đây, số vòng xếp chỉ dừng lại ở 7-9 thì một chiếc khăn xếp bây giờ có đến vài chục thậm chí là cả trăm vòng xếp. Bên cạnh đó, thay vì chỉ làm khăn đen như trước thì hiện tại có đến hàng trăm loại vải phù hợp xu hướng và tương đồng với các trang phục đi kèm. Đặc biệt, đối với các sản phẩm cao cấp, vải để làm nên khăn xếp thường được sử dụng là vải cỏ Vân Nam, vải Tô Châu với giá thành rất cao, thậm chí có loại còn được làm bằng da”, ông Đoàn Thanh Sơn cho biết. (Ảnh: Đặng Hải Yến)
11.jpg
Áo the, khăn xếp là một trong những trang phục truyền thống của dân tộc Việt. Chiếc khăn xếp vừa tạo vẻ nền nã, lịch thiệp, vừa thể hiện trang trọng cho người đội. (Ảnh: Đặng Hải Yến)

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN