Nghề nặn tò he: “khéo léo chưa đủ, cần phải kiên trì”
(Sóng Trẻ) - Là một người con trong gia đình đã có tới năm thế hệ nối tiếp nhau làm nghề, nghệ nhân Đặng Đình Huynh tâm sự “nghề nặn tò he không giàu mà chỉ đủ ăn thôi, người nặn tò he phải có đôi bàn tay khéo léo nhưng cũng phải rất kiên trì luyện tập thì mới có thể làm ra được những hình thù đẹp mắt”.
Nằm cách Hà Nội khoảng 40km về phía Nam, làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he độc nhất vô nhị được lưu truyền qua hàng nghìn năm. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại đã làm ra nhiều đồ chơi đa dạng và hấp dẫn hơn. Nhưng những con tò he mang hồn cốt của dân tộc Việt vẫn có cho mình chỗ đứng vững chắc. Nghệ nhân Đặng Đình Huynh luôn đau đáu tình yêu với nghề, 3 người con đều được chú dạy nặn tò he từ nhỏ bởi chú không muốn mất đi cái “nghề vốn ” mà cha ông đã để lại.
Những sản phẩm tò he rất đa dạng,mang hồn cốt của dân tộc được mang đi trưng bày ở các lễ hôi, phố đi bộ (Hà Nội)
Cô Nguyễn Thị Miền (vợ chú Huynh), kéo bột để quyện với phẩm màu đồng thời làm cho bột dẻo và mịn hơn
Bột được nhào cùng với phẩm màu phải theo một tỷ lệ phù hợp để tạo nên những cục bột đầy đủ màu sắc
Tò he được được tạo nên từ những cục bột đầy màu sắc với nguyên liệu chính là gạo nếp kết hợp với phẩm màu
Có rất nhiều nghề trong làng có thu nhập cao, nhưng chú Huynh vẫn miệt mài nặn tò he để lưu giữ lại nét đẹp đã có từ trăm năm mà cha ông đã để lại
Với những dụng cụ và vật liệu đơn giản, đôi bàn tay khéo léo của chú Huynh đã “thổi hồn” vào bông hoa, làm cho nó có thêm sức hấp dẫn
Từ khi có phố đi bộ, đều đặn 3 ngày cuối tuần vợ chồng chú Huynh cùng những nghệ nhân trong làng đem những con tò he do chính mình làm, để giới thiệu đến người dân và du khách nước nài. Sản phẩm độc đáo, hấp dẫn, mang hồn cốt của dân tộc được mọi người hào hứng đón nhận đặc biệt là các bạn nhỏ. Với mong muốn “nối dài hơn” nghề truyền thống, chú Huynh rất nhiệt tình chỉ bảo cho các em nhỏ cách nặn, tạo dáng theo ý thích
2 anh em Phúc và Bảo chăm chú theo dõi khi được chú Huynh hướng dẫn cách nặn và tạo dáng những con tò he
Nụ cười trầm trồ, thích thù, ngạc nhiên của 2 em nhỏ khi lần đầu tiên được theo dõi chị gái mình nặn tò he
Nụ cười trẻ thơ chính là sợi dây gắn kết, là cánh cửa mở ra hi vọng về sự phát triển của nghệ thuật tò he truyền thống.
Hà Hiền – Nguyễn Phượng
Báo mạng K35
Cùng chuyên mục
Bình luận