Nghiên cứu khoa học là khám phá vùng đất mới

(Sóng Trẻ) - Đối với Nguyễn Thị Hải Yến, cô sinh viên năm cuối Đại học Luật Hà Nội, người vừa đạt điểm số cao nhất trong cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp trường (năm học 2010 – 2111) và giành xuất tham dự cuộc thi cấp Bộ thì “nghiên cứu khoa học rất thú vị, cảm giác như vừa khám phá ra một vùng đất mới”.

PV: Khi biết tin đề tài “Pháp luật quốc tế về khoảng không vũ trụ và định hướng, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” của mình đạt điểm cao nhất trường (9,5 điểm) và được tham gia cuộc thi cấp Bộ, bạn cảm thấy thế nào?

Nguyễn Hải Yến: (cười tươi) Đầu tiên là mình hoàn toàn bất ngờ và vô cùng sung sướng vì đây là lần đầu tiên mình tạo được thành công ở đại học, để lại một cái gì đó trước khi ra trường. Lúc biết kết quả mình đang ở phòng trọ. Hôm đó trời mưa to mà mình chỉ muốn phóng xe ngay về quê để báo với bố mẹ. Nhưng tiếc là không được nên chỉ biết gọi điện thoại thôi.

PV: Những điều liên quan đến vũ trụ còn rất mới mẻ ở Việt Nam và hiện tại chưa có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật khoảng không vũ trụ. Vậy tại sao bạn lại quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu này?

Nguyễn Hải Yến: Giải thưởng Tài năng Khoa học trẻ 2011 do Bộ giáo dục & đào tạo phát động là cuộc thi dành cho sinh viên yêu thích nghiên cứu khoa học, khám phá tri thức của các trường đại học. Khi nghe trường thông báo, mình đã nghĩ nhất định phải tìm ra một đề tài mới mẻ để thử sức mình. Bản thân mình dù không hiểu biết nhiều về khoa học nhưng lại rất thích làm những hoạt động liên quan đến nghiên cứu, nhất là về vũ trụ.

Hơn nữa, mình học chuyên ngành Luật quốc tế nên muốn nghiên cứu xem Luật pháp quốc tế về khoảng không vũ trụ ra sao và ở Việt Nam như thế nào.

Một lý do nữa là vì thầy hướng dẫn chính là thần tượng của mình nên mình rất muốn được làm việc cùng thầy, được học hỏi kho kiến thức và kinh nghiệm quý giá của thầy. (Yến cười hóm hỉnh)

PV: Pháp luật về khoảng không vũ trụ có mối liên hệ như thế nào với các hoạt động nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ?

Nguyễn Hải Yến: Xã hội càng văn minh và phát triển, người ta càng nhận ra rằng, các hiện tượng xảy ra trong vũ trụ có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con người trên Trái đất. Ở Việt Nam, công nghệ vũ trụ bắt đầu phát triển từ những năm 70 của thế kỷ XX, với việc sử dụng công nghệ viễn thám, sử dụng ảnh chụp từ vệ tinh vào các  ứng dụng nghiên cứu. điều tra tài nguyên và giám sát môi trường. Mặc dù việc nghiên cứu, sử dụng khoảng không vũ trụ vô cùng tốn kém nhưng lợi ích mà nó mang lại (về thông tin liên lạc, kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, quan hệ quốc tế,…) là không thể tính hết. Theo lý luận chính trị hiện đại, lực lượng nào khống chế được không gian sẽ khống chế được hành vi của mọi chủ thể trên trái đất. Vì vậy, kiểm soát khoảng không vũ trụ hoặc ít nhất là đảm bảo khả năng tiếp cận được với vũ trụ đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết của mọi quốc gia trên thế giới.

Từ những kiến thức về vũ trụ, đề tài khoa học của mình đi sâu phân tích, giải quyết các vấn đề lý luận về khoảng không vũ trụ, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ. Qua đó đề xuất phương án, mô hình xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình cũng như giải pháp tạo tiền đề cho việc ra đời pháp luật vũ trụ ở Việt Nam.

Đồng thời, mình tập trung phân tích pháp luật quốc tế về sử dụng khoảng không vũ trụ, phân tích kinh nghiệm của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng pháp luật vũ trụ ở Việt Nam (Mỹ, Canada, Anh, Hàn Quốc, Nam Phi).

                                  1445b52de_8d1b412440324654ec448c754614_36854422.untitled.jpg

            Bạn Nguyễn Hải Yến, lớp Luật Quốc tế 33C, khoa Pháp Luật quốc tế, Đại học Luật Hà Nội

PV: Vừa phải lên lớp học bài, vừa làm đề tài khoa học, bạn chắc phải gặp nhiều khó khăn, vất vả?

Nguyễn Hải Yến: Trong ba tháng làm đề tài nghiên cứu (4/2011- 7/2011), nhiều lúc mình cảm thấy rất áp lực. Bài vở trên trường thì nhiều mà thời gian làm đề tài lại ngắn. Mà hầu như những tài liệu liên quan đến vấn đề mình nghiên cứu lại là tiếng Anh nên khó khăn lại càng thêm khó khăn.

“Pháp luật quốc tế về khoảng không vũ trụ và định hướng, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” là một vấn đề mới mẻ trong khoa học pháp lý, hơn nữa những nghiên cứu về vấn đề liên quan đến vũ trụ, đặc biệt là khoa học pháp lý điều chỉnh hoạt động khai thác sử dụng khoảng không vũ trụ đối với sinh viên là tương đối phức tạp. Bởi nó liên quan trực tiếp đến những kiến thức không chỉ về luật học mà còn những kiến thức về khoa học công nghệ vũ trụ - một lĩnh vực khoa học công nghệ  đỉnh cao.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài này, mình được thầy hướng dẫn rất nhiệt tình. Thầy vạch cho mình hướng đi cần thiết và tìm tài liệu giúp mình. Bên cạnh đó, sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè cũng là động lực để mình cố gắng.

PV: Trong ba tháng làm đề tài nghiên cứu, bạn có những kỷ niệm nào đáng nhớ ?

Nguyễn Hải Yến: Lúc đầu khi làm việc cùng các thầy cô mình cứ nghĩ các thầy cô khó tính. Nhưng càng làm mình nhận ra rằng các thầy cô rất thích những sinh viên yêu khoa học và luôn tận tình giúp đỡ, động viên những khi bế tắc, khó khăn. Mình nhớ có lần cùng cô vào quán café để cô sửa bài cho mặc dù lúc đấy 12 giờ trưa rồi, cô chưa ăn cơm mà vẫn nhiệt tình. Có lần học xong, 12 giờ trưa mình vác máy tính lên văn phòng khoa gặp thầy hướng dẫn để thảo luận bàn bạc về đề tài, xem sửa ra sao, viết như thế này đã ổn chưa? Thầy rất vui tính, thỉnh thoảng lại nói một câu rất hài hước.

Làm nghiên cứu khoa học mới biết và cảm nhận các nhà khoa học của chúng ta vất vả ra sao, làm nghiên cứu khoa học cũng biết được các thầy cô giỏi như thế nào, họ thực sự tài năng và đầu óc thì như một con Chip vậy.

PV: Làm đề tài khoa học tuy vất vả nhưng những gì mà ta thu nhận được là cả một kho kiến thức và kinh nghiệm quý giá. Vậy quá trình thực hiện đề tài khoa học này, bạn thu được những gì?

Nguyễn Hải Yến: Nghiên cứu khoa học là hoạt động rất bổ ích và thú vị. Nó rèn luyện cho một sinh viên sắp ra khỏi trường như mình rất nhiều kỹ năng như xử lý tài liệu (dịch tài liệu, đọc tài liệu..), kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết sao cho giống một nhà nghiên cứu khoa học…

Qúa trình làm đề tài nghiên cứu “Pháp luật quốc tế về khoảng không vũ trụ và định hướng, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”, mình hiểu nhiều hơn về không gian vũ trụ, về hệ thống luật pháp Việt Nam. Đặc biệt khả năng tiếng Anh của mình được nâng cấp rõ rệt vì những tài liệu phục vụ đề tài chủ yếu là tiếng Anh thôi.

PV: Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho chúng tôi. Chúc bạn gặp nhiều thành công và niềm vui trong cuộc sống.

Dương Thị Thu Miền
Lớp: Báo mạng K28

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN