Người dân háo hức chiêm ngưỡng tháp nước Hàng Đậu mở cửa sau gần 130 năm

(Sóng trẻ) - Tháp nước Hàng Đậu lần đầu chính thức được mở cửa sau gần 130 năm. Du khách xếp hàng dài từ sớm để vào tham quan.

Sáng 17/11, triển lãm “Sắp đặt nước và di sản tháp nước Hàng Đậu” chính thức mở cửa tiếp đón du khách tham quan. Ngay từ ngày đầu tiên, tháp nước Hàng Đậu nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân. 

Từ rất sớm, người dân Hà Nội đến xếp hàng tham quan không gian triển lãm tại tháp nước. (Ảnh: Phương Anh)
Từ rất sớm, người dân Hà Nội đến xếp hàng tham quan không gian triển lãm tại tháp nước. (Ảnh: Phương Anh)

Không gian trong tháp nước hạn chế, nên mỗi lượt tham quan chỉ giới hạn 15 người được vào. Mỗi lượt sẽ diễn ra trong 15 phút nên người dân phải xếp hàng rất lâu. Tuy vậy, sự háo hức của du khách vẫn không hề thuyên giảm.

Người dân vô cùng hào hứng trước sự kiện Di tích lịch sử vốn đã “nằm yên” từ lâu, nay lại được “sống dậy”, được thổi vào một nguồn sáng tạo mới mẻ. (Ảnh: Phương Anh)
Người dân vô cùng hào hứng trước sự kiện Di tích lịch sử vốn đã “nằm yên” từ lâu, nay lại được “sống dậy”, được thổi vào một nguồn sáng tạo mới mẻ. (Ảnh: Phương Anh)

Bạn Khánh Tuyết, sinh viên Đại học Ngoại thương cho biết: “Tháp nước Hàng Đậu là một địa điểm check-in mình thường hay tới nhưng chỉ có thể đứng bên ngoài. Khi biết Di tích mở cửa đón du khách, mình rất thích thú nên đã đăng ký ngay ngày tham quan đầu tiên”.

Sự kiện không chỉ nhận được sự quan tâm của người dân Việt Nam mà còn có các du khách quốc tế. (Ảnh: Phương Anh)
Sự kiện không chỉ nhận được sự quan tâm của người dân Việt Nam mà còn có các du khách quốc tế. (Ảnh: Phương Anh)

Đến với không gian triển lãm khu vực Tháp nước Hàng Đậu, du khách được trải nghiệm không gian nghệ thuật ấn tượng với những con đường gỗ, chum âm thanh, những tác phẩm từ rác tái chế.

Không gian bên trong tháp nước Hàng Đậu. (Ảnh: Phương Anh)
Không gian bên trong tháp nước Hàng Đậu. (Ảnh: Phương Anh)
“Không gian triển lãm trong tháp nước rất đẹp. Mình ấn tượng với những chiếc đĩa màu lơ lửng kết hợp cùng âm thanh nước chảy mang đến trải nghiệm tuyệt vời về thị giác và thính giác” - Nhật Hùng, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ.
“Không gian triển lãm trong tháp nước rất đẹp. Mình ấn tượng với những chiếc đĩa màu lơ lửng kết hợp cùng âm thanh nước chảy mang đến trải nghiệm tuyệt vời về thị giác và thính giác” - Nhật Hùng, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ. (Ảnh: Phương Anh)
Bà Hoàng Thị Liên, Hoàn Kiếm bày tỏ: “Không chỉ mình tôi mà người dân Thủ đô rất phấn khởi, tự hào. Tháp nước Hàng Đậu này bó với bao thăng trầm lịch sử của đất nước nay được làm mới, để thức tỉnh nền văn hóa từ lâu đời”.
Bà Hoàng Thị Liên, Hoàn Kiếm bày tỏ: “Không chỉ mình tôi mà người dân Thủ đô rất phấn khởi, tự hào. Tháp nước Hàng Đậu này gắn bó với bao thăng trầm lịch sử của đất nước nay được làm mới, để thức tỉnh nền văn hóa từ lâu đời”. (Ảnh: Phương Anh)

“Việc những Di tích lịch sử của đất nước được thúc đẩy để phát triển là điều vô cùng tốt. Qua chương trình này, người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế có thể hiểu hơn về văn hóa, lịch sử của Việt Nam” - bà Hoàng Thị Liên cho biết thêm.

Hơn 11h giờ, du khách vẫn tấp nập xếp hàng tham quan di tích. (Ảnh: Phương Anh)
Hơn 11 giờ, du khách vẫn tấp nập xếp hàng tham quan di tích. (Ảnh: Phương Anh)

Triển lãm “Sắp đặt nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, được thực hiện bởi kiến trúc sư Cao Thế Anh, họa sĩ Nguyễn Đức Phương. Triển lãm là trải nghiệm không gian nghệ thuật sắp đặt ánh sáng từ vật liệu tái chế và hệ thống âm thanh của nước. Triển lãm được lấy cảm hứng từ lục thủy theo quan niệm Á Đông, tượng trưng cho 6 nguồn nước tự nhiên. 

Đi qua mỗi ô vòm của tháp mang đến cho người xem nhiều cảm xúc, sự bất ngờ khác nhau. (Ảnh: Phương Anh)
Đi qua mỗi ô vòm của tháp mang đến cho người xem nhiều cảm xúc, sự bất ngờ khác nhau. (Ảnh: Phương Anh)
Những chiếc đĩa màu lơ lửng được làm từ rác thải đô thị, truyền tải thông điệp về sự tác động của đô thị với môi trường tự nhiên. (Ảnh: Phương Anh)
Những chiếc đĩa màu lơ lửng được làm từ rác thải đô thị, truyền tải thông điệp về sự tác động của đô thị với môi trường tự nhiên. (Ảnh: Phương Anh)
Tháp nước Hàng Đậu không chỉ là một di sản văn hóa mà còn là một biểu tượng đẹp trong lòng Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Phương Anh)
Tháp nước Hàng Đậu không chỉ là một di sản văn hóa mà còn là một biểu tượng đẹp trong lòng Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Phương Anh)

Ngoài triển lãm “Sắp đặt nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu”, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 còn có nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức tại tuyến địa điểm chính của Lễ hội là Nhà máy xe lửa Gia Lâm, vườn hoa Vạn Xuân… Các hoạt động hoàn toàn miễn phí, hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm đặc biệt cho du khách.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN