Người đầu tiên xây dựng và hồi sinh nghề gốm cổ Bồ Bát

(Sóng trẻ) - Gốm Bồ Bát – một loại gốm nổi tiếng tại thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình từ 5 năm nay. Để gốm Bồ Bát phát triển mạnh như ngày hôm nay, một phần nhờ vào bàn tay đầy nhiệt huyết của chàng trai trẻ 8X đã không ngại khó khăn đứng lên khôi phục lại làng gốm vào những thời điểm khó khăn nhất.

Anh Phạm Văn Vang sinh năm 1983 – Giám đốc công ty TNHH Bảo tồn và Phát triển gốm Bồ Bát, một doanh nhân thành đạt từ nghề làm gốm. Đã không ít lần bỏ cuộc với nghề, song với khao khát được gây dựng lại sự nghiệp cho làng nghề gốm Bồ Bát anh đã đi học và tìm hiểu thêm về nghề làm gốm. Không phụ lòng cố gắng của anh, vào năm 2013 người dân làng Bạch Liên đã cùng anh gây dựng lại nghề gốm Bồ Bát.
0200f6165_2.jpg
Anh Phạm Văn Vang - Giám đốc công ty TNHH Bảo tồn và Phát triển gốm Bồ Bát

PV: Anh có thể chia sẻ những khó khăn khi anh bắt đầu xây dựng và khôi phục lại nghề gốm Bồ Bát ?

Anh Phạm Văn Vang: Khó khăn mà tôi gặp phải trước khi thực hiện kế hoạch phát triển nghề gốm đó là các sản phẩm về gốm không còn được ưa chuộng và thịnh hành nữa. Đầu ra bấp bênh, phải tham khảo giá cả thị trường cẩn thận và kỹ càng để mình lấy được lòng khách hàng. 

PV: Sau 5 năm xây dựng lại nghề làm gốm, xưởng làm gốm bồ bát có những sự thay đổi như thế nào và sản phẩm chính của xưởng là những mặt hàng nào?

Anh Phạm Văn Vang: Hiện nay, xưởng gốm Bồ Bát với quy mô 500 m2 được mở rộng 200 m2 so với trước, là xưởng gốm đầu tiên và duy nhất của làng Bạch Liên cho đến nay được dựng lên sau hàng trăm năm chìm vào quên lãng. 

Sản phẩm chính của cơ sở là ấm chén, bát đĩa, lọ hoa, các sản phẩm mang các hoa văn, họa tiết tạo được nét riêng biệt, khác với các dòng gốm khác mang hình ảnh liên quan tới các giá trị lịch sử văn hóa của mảnh đất cố đô, các điểm du lịch nổi bật của Ninh Bình như: khu du lịch sinh thái Tràng An, cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động…

36f5807b7_i_5985.jpg

Xưởng gốm Bồ Bát với nhiều sản phẩm giá trị tại xã Bạch Liên, huyện Yên Mô

PV: Hiện nay xưởng có bao nhiêu công nhân làm việc. Ý nghĩa và thành công lớn nhất mà anh đạt được sau khi khôi phục lại nghề làm gốm Bồ Bát là gì?

Anh Phạm Văn Vang: Sau khi tôi khôi phục lại nghề làm gốm Bồ Bát, trong xưởng chỉ có 20 lao động. Họ là những lao động trong làng có cùng tâm huyết với tôi phát triển gốm Bồ Bát.
Điều làm tôi cảm thấy tự hào và ý nghĩa nhất đó là mang đến việc làm có thu nhập cao (6 - 8 triệu đồng/tháng) cho những người lao động. Giúp họ sống được với tâm huyết và năng lực của mình, ở lại xây dựng quê hương mà không cần phải đi nơi khác kiếm việc làm.

Bên cạnh đó, sản phẩm gốm Bồ Bát khi bán ra thị trường được đánh giá tốt do men dày, trắng và sâu men, độ bền cơ học tốt. Làm cho khách hàng hài lòng về sản phẩm gốm của Bạch Liên nói riêng và Ninh Bình nói chung là một thành quả rất có ý nghĩa đối với tôi và những lao động làm việc tại đây.

PV: Khi doanh thu của công xưởng đi xuống, nguồn nguyên liệu không đủ để sản xuất sản phẩm, anh đã làm gì để khắc phục tình trạng này?

Anh Phạm Văn Vang: Những lúc gặp tình huống như thế bản thân tôi cũng cảm thấy rất chán nản vì thu nhập của xưởng đi xuống ảnh hưởng đến thu nhập của từng người. Nhưng lao động cũng thông cảm vì có những tháng thu nhập cao sẽ kéo lại thu nhập của từng người nên về vấn đề lương thưởng tôi đều rất minh bạch và sòng phẳng.

Vì đây là loại gốm được làm bằng đất sét trắng rất quý hiếm nên nguồn nguyên liệu là một vấn đề được chúng tôi rất quan tâm. Khi nguồn nguyên liệu chưa kịp về chúng tôi sẽ làm thêm các sản phẩm khác như móc khóa gỗ, tượng nhân vật hoạt hình,…để không lãng phí nhân lực và thời gian.

889c446ea_1.jpg

Công nhân làm việc tại xưởng gốm của anh Vang

PV: Để phát triển nghề gốm Bồ Bát đồng thời giữ chân những người lao động ở lại, anh đã có kế hoạch gì cho mình và cho họ trong tương lai chưa?

Anh Phạm Văn Vang: Trong tương lai, tôi sẽ đầu tư để sửa sang lại xưởng làm việc, tạo môi trường làm việc tốt hơn cho lao động. Đồng thời đầu tư thêm các thiết bị máy móc để có năng suất làm việc tốt hơn.

Tôi sẽ cố gắng tìm thêm mối đầu ra, có lượng nhập hàng lớn từ đó cần tìm thêm lao động làm việc, góp phần giải quyết việc làm cho một số lao động ở trong làng.

Cảm ơn anh về những chia sẻ ý nghĩa, chúc anh và nghề gốm Bồ Bát ngày càng gặt hái được nhiều thành công !

Liên Nguyễn

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN