(Sóng trẻ) - Ẩn mình giữa các cửa hàng đồ chơi hiện đại, sạp tò he truyền thống của nghệ nhân Đặng Văn Hậu mang một nét riêng. Không chỉ lưu giữ nét đẹp truyền thống, sạp hàng còn đưa tò he đến gần hơn với các bạn trẻ.
Thời điểm Tết Trung thu cận kề, các gian hàng trên Hàng Mã được trang trí lung linh, tràn ngập sắc màu. Nằm "thu mình" một góc nhỏ trên phố cổ, sạp hàng tò he của nghệ nhân Đặng Văn Hậu thu hút nhiều bạn trẻ và du khách nước ngoài. (Ảnh: Lê Trung)Điểm đặc biệt ở sạp hàng Tò he của anh Hậu là những sản phẩm truyền thống, gắn liền với văn hóa dân gian Việt Nam như Lục Súc, Đầu Lân... (Ảnh: Lê Trung)Là những sản phẩm mang đậm giá trị xưa, tò he ở đây đều được những khách hàng am hiểu về phong tục truyền thống tới mua. Mỗi con vật được nặn ra đều mang trên mình những ý nghĩa khác nhau. (Ảnh: Lê Trung)Mẹt Lục Súc (trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn) với truyền thuyết về sáu con vật trong nhà luôn coi mình là quan trọng nhất. Truyền thuyết này muốn gửi tới một thông điệp: Ở trên đời, mỗi người có một chức vị, không nên ganh ghét đố kỵ. Với ý nghĩa đặc biệt của nó, mặt hàng này vô cùng 'hút' khách. (Ảnh: Lê Trung)Có một số sản phẩm được anh Hậu sử dụng giống chim Cò Phú Xuyên – nguồn gốc của tò he (con giống bột được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, có thể ăn được khi hấp lên). Bên cạnh đó, nghệ nhân cũng phát triển những loại bột mới để dễ dàng bảo quản. (Ảnh: Lê Trung)Những sản phẩm sử dụng bột “cải tiến” có thể trưng bày được lâu dài nếu không bị dính nước. (Ảnh: Lê Trung)Các sản phẩm có dao động từ 40.000-110.000 đồng/con. Riêng các sản phẩm Đầu Lân có giá 110.000 đồng/con bởi sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng chi tiết. (Ảnh: Lê Trung)Những món đồ chơi làm theo bộ được bán với giá từ 1 đến 3 triệu đồng. (Ảnh: Lê Trung)Với mỗi món đồ chơi, anh Hậu chỉ mất khoảng 30-45 phút để hoàn thành sản phẩm. Tuy nhiên, có những sản phẩm luôn trong tình trạng hết hàng do lượng khách mua lớn. (Ảnh: Lê Trung)Chị Trang – một khách hàng từ miền Nam ra Hà Nội không khỏi thích thú trước những chiếc tò he sắc màu. Đối với chị, những sản phẩm truyền thống thường có ý nghĩa đặc biệt vào các ngày lễ. Chị đã chọn cho mình đầu lân và một vài con vật dễ thương về làm quà cho mọi người ở nhà. (Ảnh: Lê Trung)
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.