(Sóng trẻ) - Vào ngày rằm tháng Giêng, theo thói quen, người dân Thủ đô lại săn tìm những cành đào, cây đào về để lên ban thờ, trong nhà...
Ngày Rằm tháng Giêng vốn được coi là Tết lần 2 đối với nhiều gia đình. Đối với người Hà Nội gốc, một cành đào nở muộn đúng dịp Rằm tháng Giêng là một thú chơi độc đáo. Ảnh: Vy Anh.
Vào dịp rằm tháng Giêng, người trồng đào và người bán đào như được "Tết lại" khi hoa đào đắt khách trở lại sau hơn nửa tháng. Được xem là cuối vụ nhưng đây lại là lần chơi hoa đào đầu tiên trong năm của người dân Thủ đô.
Nhiều người cẩn thận lựa chọn những cành đào để cắm ban thờ hay để trưng trong nhà như một cách níu giữ chút không khí Tết còn sót lại.
Tại các con phố như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thanh Niên, chợ Quảng Bá, Kim Ngưu những cành đào, lớn nhỏ đang nở bung hoa được đưa xuống đường bày bán để phục vụ người mua. Ảnh: Vy Anh.Cô Hồng - một tiểu thương bán đào tại phố Kim Ngưu chia sẻ: "Giá đào buôn bán trong ngày này thấp hơn so với giá bán phục vụ Tết. Chỉ 30.000 đồng cho một cành đào nhỏ, cành lớn hơn có giá khoảng từ 50.000 - 200.000 đồng/cành tùy kích thước, lộc hoa trên cành...". Ảnh: Vy Anh.Giỗ Tết cả năm không bằng Rằm tháng Giêng nên hầu như đi trên đường đều bắt gặp ai cũng cầm trên tay những cành đào "vụ cuối" để mang chút lộc từ những chủ nhà vườn, người trồng. Ảnh: Vy Anh.Dù là đào nở muộn và bán đợt cuối nhưng người nông dân vẫn tỉ mỉ cắt từng chiếc lá, bó đào cẩn thận để không bị gãy, hoa không bị rụng. Ảnh: Vy Anh.
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.