Người hết lòng với trẻ em nghèo

(Sóng Trẻ)- Với tấm lòng nhân ái, thương người, ngay từ khi còn là một cô bé, chị đã thích làm những việc để giúp đỡ những người không may mắn, những trẻ em bất hạnh. Đó là chị Đỗ Thị Kim Cương, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

 

Cái tên chị Kim Cương dường như đã trở nên khá quen thuộc với nhiều trẻ em miền núi Quảng Bình, cũng như nickname: “Hoa cỏ may” đã gần gũi với nhiểu thành viên của diễn đàn Quangbinhonline.com. Hoa cỏ may chính là một trong những thành viên điều hành những chương trình tình nguyện và hoạt động tương ái của diễn đàn.


Căn phòng 305, khu tập thể Đại học sư phạm của chị dường như không có lúc nào trống. Đây được xem như một địa điểm quen thuộc của những chiến dịch quyên góp vì trẻ em nghèo. Mùa hè thì sách báo cho chương trình “Sách cho miền cát trắng”, mùa đông thì áo quàn ấm, bít tất của “Mùa đông ấm nồng”. Cứ như thế, gian phòng khách của chị dường như lúc nào cũng trở nên chật chội hơn.


Sinh ra và lơn lên ở huyện Bố Trạch của tỉnh Quảng Bình, có lẽ tình thương người, việc làm nhân ái đã ăn sâu vào máu chị. Từ nhỏ, không ít người đã cho chị là dở hơi khi suốt ngày đi quyên góp áo quần cho mấy đứa trẻ nghèo lang thang ở chợ hay lấy cơm nhà đưa cho những người ăn mày. Hồi học cấp I, gia đình khó khăn nên một buổi đi học, buổi còn lại chị phải giúp mẹ bán hàng ở chợ. Nhìn những người ăn mày, những đứa trẻ lang thang rách rưới, chị thương quá, thế là tối nào chị cũng lén gia đình bưng đồ ăn ra cho những đứa trẻ ấy. Khi thì bát cơm  nguội, khi là cái bánh hay củ khoai, củ sắn. Lớn hơn một chút, chị đứng ra kêu gọi các bạn trong trường, trong lớp ủng hộ áo quần cũ, tiền mừng tuổi cho người nghèo.


Khi trở thành cô sinh viên của trường Đại học sư phạm Huế, chị Đỗ Thị Kim Cương tiếp tục tham gia vào những hoạt động tình nguyện hướng đến trẻ em nghèo của Đoàn trường và tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế. Tốt nghiệp Đại học chị được trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy, sau đó tiếp tục chương trình cao học ở Hà Nội và trở thành cán bộ kiêm giảng viên của trường Đại học sư phạm I Hà Nội.


Sống và làm việc xa quê, cuộc sống của chị không còn khó khăn như ngày trước nhưng chị vẫn không thôi trăn trở về nỗi vất vả, nhọc nhằn của trẻ em vùng quê nghèo Quảng Bình. Chị đăng ký tham gia vào diễn đàn quangbinhonline.com của những người yêu mến Quảng Bình rồi trở thành thành viên ban quản trị. Chị hưởng ứng nhiệt tình những chương trình tình nguyện của diễn đàn hướng về trẻ em nghèo ở quê hương. Mở đầu là “Sách cho miền cát trắng”, rồi đến “Quỹ khuyến học, “Mùa đông ấm nồng”…Hầu như không có năm nào, chiến dịch nào vắng mặt chị.


Công việc bận rộn, lại thường xuyên phải đi công tác nước nài nhưng chị Kim Cương vẫn luôn dành riêng thời gian cho những hoạt động tương ái. Chị tranh thủ từng giờ nghỉ trưa ở trường để đi liên hệ xin sách, rồi vận chuyển, đóng gói sách để chuyển về Quảng Bình. Những chuyến về quê hay đi công tác vội vã nhưng chị cũng không quên tranh thủ mang theo ít sách vở, áo quần về điểm tập kết Quảng Bình để tiết kiệm tiền vận chuyển.


Trong những chuyến tình nguyện đến với trẻ em nghèo nông thôn, miền núi Quảng Bình, chị Cương đều cố gắng thu xếp công việc để có mặt. Bởi chị không muốn chỉ dừng lại ở việc tặng vật chất cho các em mà con mong muốn được gặp trực tiếp các em, sẽ chia với các em những nhọc nhằn vất vả.


Trong những chuyến trao học bổng, những đợt tặng sách, tặng quần áo ấm của diễn đàn quangbinhonline.com... cô giáo Cương hiền hậu, gần gũi đã đề lại những kỷ niệm khó quên trong lòng những trẻ em nghèo. Do tính chất công việc bận rộn, có những lần chị phải đi về giữa Quảng Bình, Hà Nội ngay trong ngày. Tối thứ 7 lên xe từ Hà Nội, sáng chủ nhật theo đoàn tình nguyện lên các xã miền núi tặng quà cho các em, chiều muộn về đến thành phố chị lại vội vã bắt xe ra Hà Nội để sáng thứ 2 kịp giờ làm việc.


Trong những ngày cuối  năm 2008 đầu năm 2009, chị Đỗ Thị Kim Cương càng bận rộn hơn với công việc chuẩn bị ngày hạnh phúc riêng cho mình. Niềm vui lớn đến khi chị tìm được người hiểu và có thể sẽ chia những việc làm tương ái cùng chị. Anh quen biết và yêu chị cũng từ những hoạt động tương ái và họ sẽ tiếp tục mang niềm vui đến cho trẻ em nghèo.

 

Bích Thủy

Lớp Phát thanh K.26.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN