Người trẻ học được gì từ những bài học lịch sử?

(Sóng trẻ) - Lịch sử không chỉ là những sự kiện và con số khô khan, mà còn là nguồn cảm hứng và bài học quý báu cho thế hệ trẻ. Đối mặt với những thách thức và biến động của thời đại mới, việc hiểu và trân trọng lịch sử càng trở nên vô cùng quan trọng.

Nhận thức về nguồn gốc và bản sắc dân tộc

Những năm gần đây, môn Lịch sử cùng việc học lịch sử ngày càng được đề cao và chú trọng. “Tìm hiểu lịch sử, học lịch sử để làm gì?” là một câu hỏi không mới, song chưa bao giờ giảm nhiệt. 

Cô Nguyễn Thị Hợp - giáo viên bộ môn Lịch sử tại trường THPT Hồng Thái, Hà Nội chia sẻ: "Lịch sử giúp các em học sinh nhận thức được giá trị của tự do, hòa bình, thứ ông cha phải đổ máu để có được. Điều này tạo động lực cho các em có trách nhiệm hơn trong cuộc sống của chính mình, trong việc giữ gìn và phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc”. Từ việc giúp thế hệ trẻ định vị được bản thân, những bài học lịch sử còn mở ra cánh cửa để họ kết nối và giao lưu với các nền văn hóa khác.

1.png
Những bài học từ lịch sử giúp người trẻ nhận thức được bản sắc dân tộc, tạo tiền đề để họ giao lưu với các nền văn hóa khác. (Ảnh: Ánh Tuyết)

Trần Thùy Y Linh (20 tuổi, du học sinh ngành Xã hội học tại bang Sachsen, thành phố Leipzig, Đức) chia sẻ, việc tìm hiểu lịch sử thế giới giúp người trẻ có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về những vấn đề toàn cầu: "Học lịch sử không chỉ giúp mình hiểu rõ hơn về quê hương mà còn giúp mình dễ dàng kết nối với bạn bè quốc tế. Chúng mình có thể trao đổi và học hỏi lẫn nhau về lịch sử và văn hóa của từng quốc gia, từ đó thêm hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau”.

Lịch sử cung cấp cho người trẻ nền tảng kiến thức vững chắc để họ có thể tự tin bước vào môi trường quốc tế, đồng thời giúp họ giữ vững bản sắc dân tộc và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cộng đồng toàn cầu.

Từ sách vở đến thực tiễn

Theo PGS.TS Cao Văn Liên - nguyên giảng viên khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, những bài học từ lịch sử không chỉ áp dụng cho việc vận hành một dân tộc mà còn đúng trong việc phát triển mỗi cá nhân trong xã hội. Cụ thể, người trẻ học lịch sử để rèn kỹ năng nhớ, kỹ năng viết, nói. Trừu tượng hơn là để rèn luyện ý chí, nâng cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

PGS.TS Cao Văn Liên nhận định: "Học lịch sử quan trọng với mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, đặc biệt là giới trẻ. Công tác ở ngành, nghề nào cũng cần có kiến thức lịch sử: Nghề giảng dạy các môn khoa học xã hội phải biết lịch sử để mở rộng kiến thức, để minh họa. Nghề viết văn, viết báo, nghề biên tập, nghề hoạt động đoàn thể chính trị, nghề tuyên truyền, đặc biệt nghề chỉ huy quân sự, tướng lĩnh... Sinh viên, học trò càng phải biết lịch sử để nói, để viết, để áp dụng vào đời sống xã hội. Mọi công dân đều nên biết lịch sử để tu dưỡng mình, để giáo dục trong gia đình và con cái”.

2.png
Mọi công dân cần biết kiến thức lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm để giáo dục gia đình, con cái. (Ảnh: Ánh Tuyết)

Cuộc sống đòi hỏi sự phát triển nhanh chóng nhưng cũng cần yếu tố chiều sâu và sự phát triển ổn định. Những tri thức lịch sử và kiến thức khoa học xã hội đóng góp vào sự phát triển lâu dài, phản ánh toàn diện về chính trị, văn hóa và xã hội.

Tàn Thùy Dương (học sinh chuyên Sử - Địa, trường THPT Chuyên Lào Cai, khóa 3) cho biết: "Lịch sử cung cấp cho mình những tri thức nền tảng về xã hội và những bài học kinh nghiệm quý báu. Điều này vô cùng hữu ích để mình có thể tham gia vào các hoạt động xã hội và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Mình tin rằng, việc học lịch sử là trách nhiệm của mỗi người dân và là nền tảng để chúng ta phát triển bền vững”.

Trong bối cảnh hiện nay, việc trân trọng và học hỏi từ lịch sử càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lịch sử không chỉ là một môn học mà còn là nguồn tri thức vô giá giúp người trẻ nhận thức về nguồn gốc, học hỏi từ quá khứ và tạo dựng tương lai.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN