Người trẻ làm giàu với mô hình chăn nuôi lợn rừng

(Sóng trẻ)-Từ bỏ ngành ngân hàng để trở về làm nông nghiệp với mô hình chăn nuôi lợn rừng, trang trại gia đình anh Nguyễn Tất Tuấn thu về mỗi năm 500 triệu đồng.

Video về trang trại của anh Nguyễn Tất Tuấn:



Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Nguyễn Tất Tuấn - 24 tuổi (xã Hồng Hà - huyện Đan Phượng - Hà Nội) đã từ bỏ những cơ hội tại ngành ngân hàng và trở về quê hương lập nghiệp với nghề nông nghiệp. Anh nhận thấy giá trị của việc phát triển nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt mô hình chăn nuôi lợn rừng kết hợp với gia súc gia cầm tạo được nhiều tiềm năng lớn cho kinh tế.

0424af156_c.jpg
Lợn rừng ít bệnh tật sống tự nhiên có sức đề kháng tốt hơn lợn hồng.

Qua tìm hiểu trên mạng về việc chăn nuôi, anh Tuấn nhận thấy lợn rừng là một loại rất dễ nuôi, ít bị bệnh tật và nguồn thức ăn đơn giản chủ yếu phải là các loại rau rừng, các loại sẵn, ngô khoai,... Chính vì thế, anh đã chọn và thử thách mô hình trang trại lợn rừng. Đã trải qua hai năm chăn nuôi và thu nhập đem về cho gia đình anh trung bình 500 triệu/ năm.

Ưu điểm của lợn rừng rất khỏe mạnh, phát triển nhanh và tốt. Cứ 3-4 tháng, trang trại lợn rừng với gần hơn 1ha của gia đình anh là có thể xuất chuồng, mỗi lứa gần 100 con. Tuy nhiên, thời gian ban đầu nuôi anh Tuấn cũng chia sẻ những khó khăn của mình khi lợn chưa thích nghi được với môi trường, bỏ ăn, đánh nhau trong đàn... Vượt qua thời gian ban đầu, giờ đây anh Tuấn đã có những kinh nghiệm có thể hướng dẫn lại cho bà con địa phương. 

0424af156_v.jpg
Chuồng trại nuôi tập trung kết hợp với các loại cây là thức ăn của lợn rừng. 

Trang trại lợn rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm của anh Tuấn nằm trong mô hình trang trại nuôi lợn rừng lớn nhất Việt Nam NTC. Điều kiện để trở thành một trang trại vệ tinh của mô hình này là chuồng trại cũng phải đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật và tiêu chuẩn riêng theo mô hình trang trại mẹ để lợn có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 

Với cam kết là một trong những trang trại vệ tinh, anh Tuấn cũng được rất nhiều quyền lợi và ưu đãi từ trang trại lớn về khoa học kĩ thuật, cũng như đảm bảo đầu ra cho sản phẩm với giá thành cao. Trung bình trang trại NTC lại thu mua lại với mức giá xuất chuồng là 200.000đ/kg. Nài ra, thị trường tiêu thụ lợn rừng của anh Tuấn còn mở rộng tại địa phương huyện Đan Phượng cũng như các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

Là người trẻ đầu tiên đi tiên phong trong việc nuôi lợn rừng tại xã Hồng Hà, cách làm này của anh Tuấn đang được bà con nông dân ở đây học tập và áp dụng mô hình này và làm cho kinh tế địa phương ngày càng phát triển hơn.


Nguyễn Minh Đức

Nhóm 7 – Báo đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN