“Bình đẳng là tôn trọng sự khác biệt”
(Sóng trẻ) - Chiều 4/3, Diễn đàn “Thời đại mới - Bàn chuyện Giới” đã thảo luận xoay quanh chủ đề: Thực trạng Lồng ghép Giới trong Marketing, Quảng cáo, bình đẳng giới trong lĩnh vực Giáo dục - Báo chí, bên cạnh đó lồng ghép trả lời câu hỏi tương tác trực tiếp từ khán giả.
Khách mời đại biểu đến từ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Đại biểu đến từ các đơn vị tổ chức và đối tác, Mạng lưới nòng cốt 3 bên: Nhóm sinh viên - Đại diện Doanh nghiệp - Đại diện Báo chí (báo Thanh Niên và Dân trí), Chuyên gia về Giới, sinh viên, marketer, nhà báo quan tâm, đăng ký tham gia sự kiện.
Lồng ghép Giới qua Marketing và Quảng cáo
Trong xã hội hiện đại, quảng cáo ngày càng đi vào sâu cuộc sống của con người. Vì vậy, những video quảng cáo tích cực về phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Các bạn sinh viên nhóm nòng cốt đã lần lượt kết hợp video quảng cáo và quan điểm của mình về phụ nữ trong các TVC quảng cáo của một số nhãn hàng.
Anh Ân Đặng - Regional Director, Omega Martech: Để có một phim quảng cáo ý nghĩa thì phải tìm insight để tìm ra thông điệp. Thông qua truyền thông, quảng cáo cũng có thể giúp mọi người nhìn thấy thông điệp: Chúng ta nên làm việc cùng nhau.
Anh Hiếu Nguyễn – Artist Manager, True Digital Group: Nhãn hàng Kotex muốn tạo một cộng đồng “không giới hạn” hành trình thời con gái của các bạn nữ. Các bạn gặp nhiều vấn đề về thể chất và tinh thần. Vì vậy, nhãn hàng này đã xây mạng lưới Tiktoker (80%) là Tiktoker nữ còn lại là Tiktoker nam (20%). Với mục tiêu, Kotex đồng hành cùng bạn gái trong mọi khoảnh khắc cuộc sống.
Lợi ích của các nhãn hàng khi lồng ghép bình đẳng giới là nhận được sự yêu thích của khách hàng. Vì họ có ấn tượng tốt, có cảm tình nên muốn trải nghiệm. Qua quá trình sử dụng sản phẩm, khách hàng yêu thích, từ đó giúp họ tăng doanh số bán hàng.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực Giáo dục - Báo chí.
Theo chị Trần Thị Phương Nhung, chuyên gia về Giới: Giáo dục không chỉ xuất phát từ nhà trường mà còn giáo dục từ gia đình. Gia đình bị ảnh hưởng từ tư tưởng Trung Quốc khi chúng ta có 1000 năm bị đô hộ. Vì vậy, có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Sự chênh lệch giữa nam nữ, dân tộc thiểu số, LGBT hoạt động trong các lĩnh lực khác nhau là tôn trọng sự khác biệt và phù hợp.
Giáo dục giới tính chưa hiệu quả, tại Việt Nam được coi là cấm kỵ. Khi truyền thông phát triển và chương trình sách giáo khoa mới cũng đã đề cập về giáo dục giới tính. Các giáo viên đã được tập huấn về chủ đề này, nhưng không phải ai cũng có thể giảng dạy hay kinh phí để có thể mời chuyên gia về giảng dạy. Bên cạnh đó, không phải phụ huynh nào cũng chấp nhận cho con em học giáo dục giới tính. Nhà xuất bản Kim Đồng cũng có những cuốn sách về giáo dục giới tính phù hợp văn hoá Việt Nam, chị Nhung chia sẻ thêm.
Với Báo chí, anh Tùng Nguyên, phóng viên Dân trí: Nhận thức về bình đẳng giới khá tốt. Khi đưa tin về bình đẳng giới, các phóng viên bắt buộc tự phải trang bị kiến thức cho mình. Hy vọng, các bạn nhà báo, phóng viên có trách nghiệm khi phát ngôn trên mạng xã hội.
Hiện nay, có ba định kiến chính về bình đẳng giới trong xã hội: Phụ nữ chỉ phù hợp ở nhà chăm sóc con cái; khả năng lãnh đạo nữ giới không bằng nam giới, nam giới có khả năng chịu đựng cao hơn nữ giới. Từ đó gây áp lực giới. Vì vậy, diễn đàn ra đời nhằm truyền thông thanh đổi hành vi, tạo môi trường cho phụ nữ và đàn ông phát huy đúng vai trò của mình.
Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) - đơn vị thành viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) hoạt động trong lĩnh vực báo chí và truyền thông phát triển.
Diễn đàn là nơi kết nối mạng lưới Sinh viên – Marketers – Nhà báo, phóng viên để cùng nhau chia sẻ quan điểm, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy Bình đẳng giới trong 3 lĩnh vực Giáo dục – Quảng cáo, tiếp thị - Truyền thông/ Báo chí, vốn được coi là 3 lĩnh vực có tầm ảnh hưởng lớn nhất. |