Người viết báo với nghề báo
(Sóng Trẻ) - Ở nước ta hiện nay có hang chục nghìn nhà báo chuyên nghiệp và hàng trăm nghìn người viết báo không chuyên. Mỗi người trong số họ đều có những đam mê, tâm huyết với nghề được gọi là gian nan: nghề báo.
Nghề báo là một ngành khoa học
Nghề báo được coi là một ngành khoa học xã hội, ngành khoa học phản ánh hiện thực khách quan và nhanh nhạy. Vì vậy mà người làm báo cũng là một người làm khoa học chân chính. Trong khi nghiên cứu, phân tích và phản ánh các sự kiện, vấn đề của xã hội, nài việc phản ánh đúng và đủ sự thật thì người viết báo thực hiện các quan sát xã hội. Nhà báo là một nhà khoa học xã hội, vừa nghiên cứu, vừa tham gia các hoạt động thường nhật để tìm hiểu dư luận và thông qua đó đánh giá dư luận.
Báo chí có sức ảnh hưởng rất lớn trong việc định hướng cũng như thay đổi dư luận. Thông qua luồng dư luận đó mà tạo thành sức mạnh tinh thần và vật chất để đạt tới hiệu qua cao trong xã hội. Người làm báo phải có quan hệ với quần chúng và các tác phẩm báo chí cũng cần tính chiến đấu, tức là tính công khai, tính phản biện trong báo chí.
Báo chí là kênh thông tin hữu hiệu trong việc truyền đạt những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến người dân, do đó người làm báo cũng là nhà hoạt động tư tưởng. Báo chí Việt Nam là báo chí cách mạng, những nhà cách mạng phải biết kết hợp giữa tính chân thật, tính Đảng, tính quần chúng và tính chiến đấu.
Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI chỉ rõ cho công tác báo chí và những người viết báo: “Phải đảm bảo tính chân thực, nâng cao chất lượng, tăng cường tính quần chúng và tính chiến đấu, khắc phục tình trạng giản đơn, đơn điệu, hời hợt, sáo rỗng, một chiều”. Người làm báo có ý thức trách nhiệm cao, lao động nghiêm túc và có tinh thần dũng cảm là có thể nắm bắt và phản ánh được sự thật; bên cạnh đó tư duy phải năng động, tích cực và đáp ứng những yêu cầu cao của thực tiễn cũng như của công chúng.
Người làm báo không ngừng trau dồi kiến thức
Trong xã hội hiện nay, sự phát triển theo hướng chuyên môn hóa của đội ngũ những người làm báo là sự phát triển tất yếu để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Nghề báo đòi hỏi phải đi nhiều, nghiên cứu, quan sát thực tế, chọn lọc và phản ánh thực tế trên mặt báo. Nếu người làm báo không có một niềm đam mê thực sự và một nền tảng kiến thức rộng thì sẽ không thể chịu được những áp lực về thời gian cũng như những yêu cầu khắt khe của nghề báo.
Dù là người làm báo chuyên nghiệp hay không chuyên thì kiến thức nghề nghiệp là vô cùng quan trọng. Nghề báo là một ngành khoa học và người làm báo là những nhà khoa học lao động bằng đầu óc và trí tuệ cùng niềm đam mê thực sự của mình.
Nghề báo là một ngành khoa học
Nghề báo được coi là một ngành khoa học xã hội, ngành khoa học phản ánh hiện thực khách quan và nhanh nhạy. Vì vậy mà người làm báo cũng là một người làm khoa học chân chính. Trong khi nghiên cứu, phân tích và phản ánh các sự kiện, vấn đề của xã hội, nài việc phản ánh đúng và đủ sự thật thì người viết báo thực hiện các quan sát xã hội. Nhà báo là một nhà khoa học xã hội, vừa nghiên cứu, vừa tham gia các hoạt động thường nhật để tìm hiểu dư luận và thông qua đó đánh giá dư luận.
Báo chí có sức ảnh hưởng rất lớn trong việc định hướng cũng như thay đổi dư luận. Thông qua luồng dư luận đó mà tạo thành sức mạnh tinh thần và vật chất để đạt tới hiệu qua cao trong xã hội. Người làm báo phải có quan hệ với quần chúng và các tác phẩm báo chí cũng cần tính chiến đấu, tức là tính công khai, tính phản biện trong báo chí.
Báo chí là kênh thông tin hữu hiệu trong việc truyền đạt những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến người dân, do đó người làm báo cũng là nhà hoạt động tư tưởng. Báo chí Việt Nam là báo chí cách mạng, những nhà cách mạng phải biết kết hợp giữa tính chân thật, tính Đảng, tính quần chúng và tính chiến đấu.
Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI chỉ rõ cho công tác báo chí và những người viết báo: “Phải đảm bảo tính chân thực, nâng cao chất lượng, tăng cường tính quần chúng và tính chiến đấu, khắc phục tình trạng giản đơn, đơn điệu, hời hợt, sáo rỗng, một chiều”. Người làm báo có ý thức trách nhiệm cao, lao động nghiêm túc và có tinh thần dũng cảm là có thể nắm bắt và phản ánh được sự thật; bên cạnh đó tư duy phải năng động, tích cực và đáp ứng những yêu cầu cao của thực tiễn cũng như của công chúng.
Người làm báo không ngừng trau dồi kiến thức
Trong xã hội hiện nay, sự phát triển theo hướng chuyên môn hóa của đội ngũ những người làm báo là sự phát triển tất yếu để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Nghề báo đòi hỏi phải đi nhiều, nghiên cứu, quan sát thực tế, chọn lọc và phản ánh thực tế trên mặt báo. Nếu người làm báo không có một niềm đam mê thực sự và một nền tảng kiến thức rộng thì sẽ không thể chịu được những áp lực về thời gian cũng như những yêu cầu khắt khe của nghề báo.
Nguồn: Huongnghiep.net.com
Dù là người làm báo chuyên nghiệp hay không chuyên thì kiến thức nghề nghiệp là vô cùng quan trọng. Nghề báo là một ngành khoa học và người làm báo là những nhà khoa học lao động bằng đầu óc và trí tuệ cùng niềm đam mê thực sự của mình.
Trịnh Thị Vân
Lớp báo in k30a1
Lớp báo in k30a1
Cùng chuyên mục
Bình luận