Người xây dựng ngành Quân y Việt Nam


(Sóng Trẻ)
- Đại tá, GS-TS Nguyễn Thúc Tùng là người thuộc thế hệ đầu tiên xây dựng ngành Quân y của nước ta. Ông là bác sỹ, chiến sỹ hoạt động ở khắp các chiến trường Nam Trung Bộ suốt chín năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, sau đó ông đảm nhiệm cương vị Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Viện trưởng Viện quân y 175...


Năm 1946, khi mới là sinh viên, Nguyễn Thúc Tùng đến làm việc tại Bệnh viện Yersin (nay là Bệnh viện Việt - Đức), ông đã được coi là phẫu thuật viên chính thức của bệnh viện và được Chính phủ ra quyết định công nhận là bác sĩ, mặc dù chưa làm luận án tốt nghiệp. Những ghi nhận đầu tiên đó đã phần nào nói lên năng lực của ông từ khi còn rất trẻ.

Cuộc kháng chiến ngày càng ác liệt, Bệnh viện Yersin chủ trương cử  phẫu thuật viên vào miền Nam Trung Bộ phụ trách mổ xẻ. Bác sĩ Tôn Thất Tùng và bác sĩ Phạm Biểu Tâm được giao nhiệm vụ ở phía Bắc còn bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng vào Khu V.

Công tác quân y đối với ông còn rất mới, vì trước đây ông học Đại học Y của Pháp hầu như không đề cập đến lĩnh vực này. Thêm nữa, trong những năm học, hầu hết những trường hợp bị thương vì bom đạn ông đều họ trong sách mà chưa được thực tế. Mãi khi quân Nhật chiếm Đông Dương, tiến hành khủng bố bắn giết nhân dân, bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng mới gặp những người bị thương vì bom đạn, thấy được trên thực tế hình thù vết thương, cách xử trí và sự tiến triển của nó như thế nào.


GS.TS Nguyễn Thúc Tùng

Cũng qua thực tế, ông mới biết giáo sư Huard - một bậc thầy về quân y của quân đội Pháp - tổ chức thu dung, điều trị trong các trường hợp bị thương hàng loạt như thế nào. Sau này ở khu V, ông đã thực hiện thành công việc điều trị thương binh cũng chính là nhờ có kinh nghiệm đó.

Năm 1946, bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng cùng bác sĩ Nguyễn Văn Vinh (sau này là Cục Trưởng Cục Quân y) lên đường vào chiến trường Nam Trung Bộ.

“Đến Tam Quan (Bình Định) chứng kiến anh em thương binh nằm ngổn ngang trên nền nhà, phần lớn các vết thương đã bị nhiễm trùng. Tôi nhanh chóng tiến hành phân loại thương binh, số người cần mổ ngay xắp xếp riêng, số thương binh nhẹ nằm riêng. Sau đó, tôi lần lượt mổ suốt đêm cho đến sáng”.

Trong những năm tháng khó khăn và gian khổ, chăm sóc, điều trị cho thương bệnh binh, bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng đã rút ra một số kinh nghiệm thực tế về tổ chức quân y, phục vụ chiến đấu và đã viết thành một tài liệu (tài liệu này hiện nay ở Phòng truyền thống của Cục Quân y).

Nài ra ông tổ chức một xưởng sản xuất bông ở Trà Câu, và bột dền hay cao dền trộn tá dược rồi lấy đui đạn súng trường dập thành viên… Theo chỉ thị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ, quân y có nhiệm vụ tự đào tạo cán bộ. Bác sĩ Nguyễn thúc Tùng đã mở lớp y tá cứu thương bởi vì lúc đó thương bệnh binh đều phải đưa về hậu phương chữa trị, mà đi trong rừng hàng tuần mới đến nơi. Những vết thương nặng thì gần như không cứu kịp còn thương nhẹ đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng. Vì thế, ông chủ trương đào tạo y tá đủ khả năng xử lý tại chỗ các vết thương. Từ chủ trương đó, ông đã viết một loạt bài hướng dẫn cụ thể về cơ thể học, tính chất vết thương chiến tranh, kỹ thuật và chỉ định xử lý, đồng thời giới thiệu cho anh em về tổ chức các trạm mổ.

Đi đôi với lý thuyết, từ giữa năm 1949 đến giữa năm 1950, bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng đã mở hai lớp y tá phẫu thuật, chương trình học về sơ phẫu, đào tạo tất cả được 17 y tá, chủ yếu học về phẫu thuật cơ bản. Các học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được đưa về các Tiểu đoàn để tổ chức các đội phẫu thuật dã chiến của Tiểu đoàn. Đội phẫu thuật này sẽ theo các Tiểu đoàn trong các trận đánh và cứu chữa ngay thương binh tại chỗ. Giáo án giảng dạy ông viết lại theo trí nhớ những kiến thức đã được học tại trường Y.

Khi Bộ Tư lệnh quyết định tổ chức các bệnh viện khu vực, mỗi trung đoàn chủ lực có một bệnh xá và một trạm mổ, bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng được giao phụ trách Bệnh viện 1 đóng tại An Định (Quảng Ngãi). Bệnh viện được tổ chức quy mô với gần 700 giường bệnh, có kỹ thuật tương đối khá, có thể tiếp nhận và giải quyết nhiều trường hợp bị thương rất nặng.  

Bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng kể: khó khăn nhất trong điều trị thương bệnh binh ở chiến trường Liên khu V chính là thiếu bột để bó gẫy xương, mãi đến năm 1954 bột mới được đưa vào từ nài Bắc.


GS.TS Nguyễn Thúc Tùng (đầu tiên bên phải)

Những năm 1950, ở chiến trường Quảng Nam yêu cầu phục vụ chiến đấu lớn, trong khi đó, đội ngũ y bác sĩ lại thiếu nên gặp rất nhiều khó khăn. Bác sĩ Nguyễn Thúc Tùng yêu cầu các học viên của lớ y tấ phải vừa học, vừa làm. Ông trực tiếp ra nơi tiếp nhận để phân loại thương binh. Đêm nào cũng thế, bộ phận nhà mổ luôn luôn sẵn sàng. Những năm tháng đó, ông đã sống và làm việc như thế.

Hiện tại, Đại tá, GS.TS Nguyễn Thúc Tùng  mặc dù đã bước sang tuổi 96 nhưng ông vẫn thường xuyên cập nhật những thông tin quân y của thế giới, trong đó có tạp chí y học quân đội của Pháp. Việc tự học nại ngữ, tự tìm hiểu các kiến thức mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, kinh tế, công nghệ thông tin… đã khiến cho bộ não của ông hình như không có tuổi.

Những tư liệu ông đang lưu giữ cùng những kiến thức, kinh nghiệm của ông thực sự là vốn quý cho sự phát triển ngành Quân y hiện nay.  

GS.TS Nguyễn Thúc Tùng

Sinh năm 1916tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

1924 -1929:  Học Trung học phổ thông ở Phú Yên.

1929 – 1935: Học Tú tài ở trường Trung học A.Sarraut, Hà Nội.

1935 -1945: Học lớp phụ 1 năm để thi vào trường thuốc (1935-1936); Thi đỗ nội trú, làm nội trú tại Bệnh viện Yersin; Tốt nghiệp trường thuốc 1945.

1945 – 1946: Bác sĩ Nại khoa Bệnh viện Phủ Doãn, Hà Nội.

1946 – 1956: Bác sĩ Quân y tại Liên khu V, với nhiều cương vị khác nhau:  Quân y trưởng Trung đoàn (E) 94 kiêm Trưởng Bệnh viện Đại đoàn 23 ( F23) (1946);

Quân y trưởng tỉnh Bình Định (1947); Quyền Vụ trưởng (Quân y) Khu V(1948);

Viện trưởng Viện Quân y 1(1950); Trưởng ban Quân Dược kiêm Phó phòng Quân y Liên Khu V (1951); Trưởng phòng Quân y Liên khu V (1956).

1956 – 1975: Công tác tại Quân y Viện 108; Chủ nhiệm khoa Nại; Nghiên cứu sinh tại Liên Xô (1960-1964); Viện phó Viện 108; Đi chiến trường B (1965-1967).

1978 – 1980: Viện trưởng Quân y Viện 175.

1981-1990:  Uỷ viên Hội đồng Y học, Bộ Quốc phòng; Ủy viên Hội đồng duyệt đề tài Nghiên cứu sinh chuyên ngành Tiết niệu Đại học Y, Bộ Y tế.

Trần Quang Huy

Lớp Báo in K.30

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN