Nhà văn “bút nhặt giấy xin” với quan điểm văn chương cao quý

(Sóng trẻ) - Có lẽ không một nhà văn nào sở hữu một niềm đam mê kỳ lạ như Dương Thu Ái: viết tay từng trang bản thảo, nhưng phải viết bằng những chiếc bút nhặt nài đường, và những tờ giấy một mặt thải loại. Ấy vậy mà nhờ có những thứ tưởng chừng vô tri kia, người nhà văn già đã sáng tác ra hơn ba trăm đầu sách, hàng vạn trang văn dâng tặng đời…

Tuy đã ở độ tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng nhà văn, dịch giả Dương Thu Ái vẫn duy trì thời gian biểu trong ngày rất đều đặn, khoa học, bắt đầu bằng việc đi bộ tập thể dục. Trên quãng đường tập của mình, ông luôn quan sát hai bên vệ đường để tìm kiếm những chiếc bút người ta đánh rơi. Mỗi chiếc bút nhặt được, ông nâng niu đem về, dùng riêng vào việc viết sách. Lượng bút sau hơn hai mươi năm tích lũy đã vượt qua con số ba nghìn, được ông coi là báu vật vô giá của riêng mình, và được cất giữ cẩn thận trong những thùng các-tông khổng lồ. Còn giấy viết thì được nhà văn xin về từ những hàng photo gần nhà, những tờ giấy một mặt in hỏng được ông đóng quyển và trở thành các tập bản thảo đầy giá trị.  

440fbda23_11212353_689776541167750_1104381246_n.jpg
Nhà văn đang sáng tác bên chiếc bàn làm việc đơn sơ của mình

Giải thích về cái thú sưu tầm đặc biệt của mình, nhà văn Dương Thu Ái cho biết: “Thuở hàn vi gia đình tôi rất nghèo, nghèo tới nỗi ông cụ thân sinh ra tôi ngày xưa chỉ vì không có nổi 2 hào trả tiền đò mà có lúc phải tự lội qua sông. Vì vậy cụ luôn luôn dạy các con thế nào là cần cù, tiết kiệm. Tôi viết bằng những chiếc bút, tờ giấy người ta bỏ đi mà thành sách, giống như câu châm ngôn tôi luôn tâm niệm: “Uống vào cỏ và rác, vắt ra máu và sữa”. Thành quả lao động mới là điều đáng quý nhất!”  

Cái duyên đến với nghiệp viết lách của ông cũng rất đặc biệt. Sau khi về hưu năm 1993, nhà giáo dạy môn Trung văn Dương Thu Ái cùng vợ và gia đình chuyển từ Bắc Giang đến thủ đô Hà Nội sinh sống. Khi có thời gian rảnh, ông bắt đầu dịch các tác phẩm tiếng Trung ra tiếng Việt, bắt đầu bằng cuốn truyện thánh “Phật Thích Ca Mâu Ni”. Những lời răn, lời dạy của Đức Phật cũng là động lực giúp ông bắt đầu nghiệp văn chương và làm việc cần mẫn không ngừng nghỉ. Bởi giá trị to lớn mà tác phẩm này mang lại, cuốn sách đã được nhà văn, dịch giả Dương Thu Ái cùng nhà xuất bản và các mạnh thường quân tái bản nhiều lần, và tặng miễn phí cho các phật tử muốn tìm hiểu về đạo Phật. Nhà văn chia sẻ: “Ngày nay nhiều người lên chùa cúng Phật mà không biết Phật là gì, thậm chí còn mê tín, dị đoan. Cuốn sách này in ra không phải để bán, có lợi nhuận, mà là để tặng cho mỗi người dân một quyển. Đó là lý do vì sao mặt sau cuốn sách không in giá tiền”

440fbda23_11212404_689776537834417_1777278125_n.jpg
Số lượng những chiếc bút nhặt được mỗi ngày một tăng lên

Qua mấy chục năm miệt mài với nghề viết, người ta biết đến tên tuổi Dương Thu Ái không chỉ bởi một cuốn sách truyện Phật, mà còn qua gần ba trăm đầu sách đã phát hành, trong đó có những bộ sách công phu được ông dịch và viết nhiều năm ròng. Thành quả ấy của ông được ghi nhận bằng việc xác lập kỷ lục quốc gia khi trở thành “nhà văn có số lượng sách xuất bản nhiều nhất trong vòng một năm”. Tuy vậy, cách mà người nhà văn cống hiến cho xã hội: nhặt bút mà viết sách, tặng sách miễn phí cho mọi người mới là điều đáng trân trọng nhất. Từng trang văn ông viết vì thế nên mới thăng hoa và giá trị đến vậy.        
  
Trần Huyền Anh
Truyền hình K32A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN