Nhận biết lời nói dối qua ngôn ngữ cơ thể


(Sóng trẻ) - Trong cuộc sống hàng ngày, dù không hề muốn nhưng chúng ta vẫn phải thường xuyên đối mặt với những lời nói dối. Tuy nhiên trong quá trình giao tiếp, chỉ cần để ý một vài cử chỉ của cơ thể là có thể phát giác một người đang nói dối. 

1. Che miệng: Khi bạn nói dối, tiềm thức sẽ mách bảo bạn dùng tay che lên miệng như để ngăn lời nói dối. Do đó, khi một người sử dụng điệu bộ này, nó hàm nghĩa họ đang nói dối. Điệu bộ này có thể được thể hiện bằng việc dùng bằng nhiều ngón tay hoặc nắm đấm chặt để che miệng. Khi nói dối nhiều người cũng có xu hướng để tay trong miệng, điều này thể hiện sự căng thẳng.

1c77b9e55_che_mieng.jpg

Khi nói dối nhiều người thương che miệng

2. Dụi mắt: Người nói dối thường tránh tiếp xúc bằng mắt khi nói chuyện. Do vậy, nếu bạn dùng điệu bộ này khi nói chuyện sẽ bị đối phương coi là đang nói dối. Người nói dối có thể sẽ không trực tiếp nhìn vào bạn khi trả lời hoặc mắt nhìn xuống nảnh sang một bên. Khi nói dối, đàn ông thường dụi mạnh vào mắt và đồng thời nhìn đi chỗ khác. Phụ nữ sẽ dùng điệu bộ sờ nhẹ bên dưới mắt hoặc nhìn đi chỗ khác để che giấu sự thật.   

3. Túm lấy tai: Hành động này thường đi kèm với ánh mắt nhìn ra xa và một câu nói vu vơ. Nó mang hàm nghĩa chủ nhân đang tỏ thái độ không đồng tình và câu nói của họ thường trái ngược lại với vấn đề đối phương nêu ra. 

4. Sờ mũi, gãi mũi: Thỉnh thoảng, lấy tay sờ mũi hoặc dùng một ngón tay hay cả bàn tay chà nhanh dưới mũi là dấu hiệu của sự nói dối. 

1c77b9e55_so_mui.jpg

Phải chăng khi nói dối mọi người thường nghĩ đến cậu bé Buratino ?

5. Gãi cổ: Ngón tay trỏ gãi vào phần cổ bên dưới dái tai thể hiện sự nghi ngờ hoặc không đồng ý. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra thái độ của họ khi điệu bộ đó kết hợp với câu nói kiểu “Tôi có thể hiểu ông cảm nhận như thế nào”. Nài ra, điệu bộ gãi cổ còn thể hiện sự tức giận khi kết hợp điệu bộ kéo nhẹ cổ áo. 

6. Giọng nói thay đổi: Khi một người nói dối, có thể giọng nói sẽ tự dưng cao lên hoặc to hơn.

7. Khuôn mặt: Khi nói dối sắc mặt có thể có sự thay đổi, chú ý ở miệng và mắt. Biểu hiện trên khuôn mặt của một nụ cười thật sự khác với một nụ cười giả tạo. Khi cười tự nhiên thì toàn bộ cơ mặt sẽ thay đổi, nhất là đuôi mắt sẽ nheo và híp lại.

8. Cử động toàn bộ cơ thể: Người nói dối sẽ tránh các cử động cơ thể nhiều và có khi là cử động cứng nhắc. Họ cũng có xu hướng thu nhỏ diện tích khu vực có thể cử động.

Nguyễn Thị Mai Anh
Truyền hình K31A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN