Những bài học nghiệp vụ báo chí từ “Tôi kéo xe”

(Sóng trẻ) - “Tôi kéo xe” là một trong những cuốn sách nằm trong Tuyển tập Việt Nam danh tác do Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam tuyển chọn, biên tập và xuất bản tháng 7 năm 2014. Đó là một sáng tác không chỉ mang giá trị văn học to lớn mà còn chứa đựng những bài học quý báu cho những người học tập, nghiên cứu và làm nghiệp vụ báo chí.

“Tôi kéo xe” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1935 tại Nhà xuất bản Mai Lĩnh. Cùng với phóng sự “Việc làng” của Ngô Tất Tố, đây cũng được xem như là một thiên phóng sự mẫu mực của Tam Lang Vũ Đình Chí (1900 – 1986).Trác Phong, trong lời giới thiệu cho cuốn sách đã nhận định: “…kỹ nghệ làm báo, làm truyền hình, truyền thông mạng…đã có những thay đổi căn bản, những biến chuyển mà kể cả những người làm nghề nhà báo, phóng viên cũng khó mà hình dung hết được… thiên phóng sự mỏng manh, giản di Tôi kéo xe của Tam Lang, ngay giờ đây, vẫn là một mẫu mực trong nghề…”.

Một nhà báo có tâm với nghề

Có thể nói rằng, tác phẩm đã xoá đi quan niệm về nhà báo “sa-lông” trong tư tưởng của độc giả hay của một bộ phận người làm báo. Hay nói khác đi, ở đây, bạn đọc được nhìn thấy hình ảnh của một nhà báo với lao động nghề nghiệp chân chính. Giữa lúc những đồng nghiệp lần lượt ra nước nài để điều tra, phỏng vấn, Tam Lang ở lại trong nước và tiếp tục làm nghề.

Để có được những hình ảnh, câu chuyện thực, nhà văn – nhà báo Tam Lang đã rời nơi bàn giấy và thâm nhập vào đời sống của người phu kéo xe. Ông vào vai một người culi xe. Ông phải đấu tranh với cảm giác ngượng ngùng, ê chề: “Tôi thấy tôi như một thằng trần truồng đi ra phố, đang kéo một chiếc xe bò trên có dựng tấm bảng đề rõ tên họ mình và cả tên họ những người thân thuộc của mình… Cái can đảm lúc ở nhà bỏ giày bước chân ra, tôi cố giữ cứng được đến lúc này rồi đành bỏ cho nó đổ sụp ở trong đầu xuống…”.

Và chịu đựng những nỗi đau về thể xác khi kéo xe: “Chạy đến bước thứ ba, tôi đã thấy như mất hết thịt ở hai gót chân, chỉ còn trơ cái chân nhói buốt… Mỗi cái gót giày nện vào sân xe như đánh thẳng lên gáy cho tôi gục xuống. Chân tôi ngày thường vẫn đi chữ bát, lúc ấy hình như đi vòng kiềng. Ruột thì như vặn từ dưới rốn đưa lên, cổ thì nóng như cái ống gang, đưa hơi lửa ra không kịp…”. Thêm vào đó, cũng như bao người phu kéo xe khác, ông cũng phải mang những bộ đồng phục phu xe hôi hám, sống trong điều kiện vệ sinh ăn uống, nơi ở không được đảm bảo của những người culi xe.

Qua đó để thấy rằng, muốn có được những tác phẩm, sản phẩm báo chí có giá trị, người làm báo cần phải chấp nhận, dũng cảm đi sâu vào hiện thực đời sống và biết hi sinh, vượt qua những khó khăn, thử thách khi tác nghiệp.

c8f93731b_toi_keo_xe.jpg

Thiên phóng sự “Tôi kéo xe” trong tuyển tập Việt Nam danh tác

Bóng dáng của một Nhà báo tài giỏi, tinh tế

Thiên phóng sự “Tôi kéo xe” cuốn hút người đọc ngay từ những câu chữ đầu tiên cho đến lúc kết thúc và để lại trong lòng độc giả những ấn tượng mạnh. Đó là kết quả của sự khéo léo, tài tình trong việc lựa chọn các chi tiết, sử dụng ngôn từ của Nhà báo họ Vũ.

Ngay từ tiêu đề “Tôi kéo xe”, tác giả đã khẳng định được điều đó. “Tôi” mà không phải “ông ta”, “anh ta” hay “người phu” làm công việc kéo xe. Chính điều đó như lời khẳng định ngay từ đầu rằng những điều sẽ được kể tiếp theo trong cuốn sách sẽ là những điều chân thực, chính tác giả mắt thấy tai nghe mà không phải hư cấu mà nên.

Từ chiếc áo đồng phục culi xe hôi hám, giọng nói nạt nộ của những kẻ ngồi xe, những trận đòn xác thịt của những kẻ “cai xe” với người culi xe đến món xáo bò lúc ba giờ sáng… đều là những chi tiết “đắt” trong thiên phóng sự. Cùng với ngôn từ phong phú, linh hoạt và ngòi bút tả thực tài tình của tác giả, chúng đã phát huy được hết giá trị của mình.

“…Trước mặt tôi, bát canh xáo bò bốc khói lên ngùn ngụt. Nóng sốt như thế mà tôi đoán chừng nó chẳng nn lành gì cho lắm, vì trong bát canh đục ngầu như nước cống, mấy khoanh lòng bò lều bều nổi như những xác chết đuối dưới mấy đám hành răm… Có lẽ món ruột già nhà hàng làm không kỹ nên và xong một miếng, tôi tưởng như đã nuốt phải cả một bãi phân bò…”.

Không chỉ chịu đựng sự vất vả của công việc kéo người để trở thành một người culi xe thực sự, Tam Lang đã rất tinh tế trong việc nhận biết, hiểu tâm lý của đối tượng mình cần tiếp cận để giữ cho mình tỉnh táo và khai thác được thông tin. Đó là trong cuộc trò chuyện với nhân vật anh Tư – người cho culi xe thuê chỗ ngủ qua đêm.

“Thấy tôi không hỏi nữa, anh Tư đưa mắt sang bên tôi. Cạnh ngọn đèn thuốc phiện, có lẽ tôi đã lộ một phần chân tướng…” nhưng rồi “Chẳng sợ bị anh ta lột mặt nạ, tối cứ điềm nhiên, làm ra bộ thật thà…”.

Chính sự khéo léo trong ứng xử của Tam Lang đã khiến anh Tư tin tưởng và kể cho ông nghe về những câu chuyện của người phu kéo xe 12 năm kinh nghiệm như anh. Đó là một ví dụ tiêu biểu cho cuộc sống mưu sinh vất vả, cơ cực của người culi xe và chế độ “cai xe” hà khắc lúc bấy giờ.

“Tôi kéo xe” đã làm tốt vai trò thông tin chân thực

Đọc thiên phóng sự, người đọc sẽ có cảm giác như mình đang được sống trong chính cái xã hội mà tác giả đang sống vậy. Trong phóng sự có những cái tên của những người thật, việc thật; những địa danh, địa điểm cụ thể. 
Có thể kể tới những cái tên như ông Bùi Xuân Học – chủ nhiệm Ngọ Báo, những địa danh như Hàng Chuối, Hàng Vôi, Đồn Thuỷ, Hàng Đào, Hàng Đậu, hồ Trúc Bạch, Yên Phụ, đường Cổ Ngư… 

“…Qua nhà hát Tây, Tràng Tiền, Hàng Trống, Bờ Hồ, Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, Hàng Gà Của Đông, dinh ông Sáu Võ, rồi đám rước vào đến cổng tỉnh…”.

Chính người thật ở những địa danh cụ thể đã làm cho những chi tiết trong thiên phóng sự trở nên chân xác. Nhờ đó, bức tranh hiện thực xã hội về đời sống cơ cực của người culi xe và chế độ “cai xe” tàn bạo càng hiện lên một cách rõ nét và sống động.

“Tôi kéo xe” tạo nên tác động tích cực, cải thiện đời sống xã hội

Chắc hẳn, các bạn đã hơn một lần trông thấy những chiếc xe xích lô xe đạp trên đường phố. Nó có ba bánh xe và Tam Lang gọi đó là xe “người đạp người”. Chính nhờ vào những câu chuyện rất thật trong hiện thực đời sống cơ cực của những người làm culi kéo xe, những lập luận sắc xảo để nêu lên quan điểm cá nhân của tác giả mà chỉ sau 10 năm kể từ khi phóng sự được xuất bản đã không còn những chiếc xe “người kéo người” trên đường phố nữa. 

“…Đối với cái nghề nó nhục đến quốc thể, chẳng nên cho nó sống dẳng dai… Bỏ xe kéo người lấy xe đạp người thay vào ta vẫn để công việc cho anh em phu xe đâu có đấy… Việc xin bỏ xe kéo nó chẳng phải việc…mò trăng đáy nước hay khều sao trên trời…”. 
Như vậy, thiên phóng sự đã thực hiện tốt vai trò báo chí của mình trong việc định hướng và góp phần mang lại những điều tốt đẹp hơn cho xã hội và cả con người trong xã hội đó.

Thiên phóng sự “Tôi kéo xe” là kết quả của lao động nhà báo của một người làm báo đầy tâm huyết, chuyên nghiệp và tài giỏi. Tam Lang Vũ Đình Chính qua thiên phóng sự này cũng như các tác phẩm khác của ông đã mang đến cho đội ngũ người làm báo cùng thời với ông và cả trong thời đại hiện nay những bài học quý giá về nghiệp vụ báo chí của nghề báo chân chính.


Lê Loan 
Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN