Những điều cần biết về khoá luận, tác phẩm tốt nghiệp.
I. Những điều cần biết về khóa luận tốt nghiệp
1.QUY ĐỊNH CHUNG
Khoá luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học, do sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên có học vị từ cử nhân trở lên. Một khoá luận nhìn chung phải đáp ứng được những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
1.1. Quy cách trình bày
Khoá luận được in trên một mặt giấy khổ A.4. Số trang được đánh phía dưới, ở chính giữa trang giấy. Không được giãn chữ bất thường. Thống nhất dùng Font (kiểu chữ) Times New Roman; Font Size (cỡ chữ) 13 hoặc 14; Mỗi trang phải có từ 28 – 30 dòng.
Các quy định về trang cụ thể như sau:
Top (cách trên): 3,0 cm; Bottom (cách dưới): 2,5 cm; Left (lề trái): 3,5 cm; Right (lề phải): 2,0 cm; Gutter: 0 cm; Header: 1.27 cm; Footer: 1.5 cm;
Bản khóa luận chính thức phải được trình bày theo quy cách như sau: Bìa nài - Bìa phụ - Lời cảm ơn (nếu có) - Mục lục (nên được trình bày gọn trong một trang) - Nội dung của khoá luận (bắt đầu từ Mở đầu đến các chương nội dung và Kết luận) - Tài liệu tham khảo - Phụ lục (nếu có).
Dung lượng một khóa luận (không tính các phần Tài liệu tham khảo và Phu lục) phải có từ 50 đến 80 trang quy chuẩn khổ A.4.
Bìa khóa luận gồm bìa nài và bìa trong (xem mẫu).
1.2. Về bố cục
Khoá luận gồm Mở đầu - các chương nội dung (có thể từ 2 đến 4 chương) - Kết luận. Trong đó, riêngMở đầu phải gồm các mục sau:
- Lý do chọn đề tài
- Tình hình nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khoá luận
- Bố cục của khoá luận
Trong Kết luận cần phải nêu tóm tắt những kết quả chính mà khoá luận đã đạt được, đồng thời có thể nêu ra những kiến nghị về những hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài nghiên cứu.
Sau những nội dung chính như trên, còn có thể có một phần Phụ lục. Trong đó có thể có những tư liệu nhằm minh họa, bổ sung cho nội dung của khóa luận như: ảnh, sơ đồ, bảng biểu; mẫu phiếu điều tra; mẫu biên bản phỏng vấn sâu; bản tổng hợp kết quả điều tra; các bài viết, tác phẩm, văn bản, chỉ thị, nghị quyết, điều luật v.v.
Lưu ý: Phần Phụ lục này (nếu có) được đóng kèm trong khóa luận, ngay sau nội dung chính. Nếu Phụ lục quá dày, có thể đóng thành tập riêng. Chú ý là số trang của Phụ lục không được nhiều hơn số trang của nội dung khoá luận.
Dung lượng của Khóa luận tốt nghiệp từ 50 đến 80 trang A4.
2. CÁCH ĐÁNH SỐ CÁC CHƯƠNG, MỤC
Quy định này thống nhất cách đánh số các chương, mục, tiểu mục trong khoá luận như sau:
- Chương: đánh theo số 1,2,3… (Ví dụ: Chương 1; Chương 2...)
- Tiết : đánh hai chữ số: (Ví dụ: 1.1.; 1.2.; 3.1.; 3.2.)
- Mục: đánh ba chữ số. (Ví dụ: 2.1.2.; 3.2.1. ).
- Tiểu mục đánh bốn chữ số. (Ví dụ: 1.1.2.1.; 3.3.2.1.; 3.4.2.2.).
(Với cách đánh số này, nếu một tiểu mục (gồm 4 chữ số) thì sẽ được hiểu là: Chữ số thứ nhất chỉ thứ tự của chương; Chữ số thứ hai chỉ thứ tự của tiết; - Chữ số thứ ba chỉ thứ tự của mục; Chữ số thứ tư chỉ thứ tự của tiểu mục (Ví dụ: tiểu mục 3.2.1.4. sẽ được hiểu là: tiểu mục thứ 4 của mục 1 trong tiết 2 thuộc chương 3).
Chú ý: Các mục không đánh nhiều hơn bốn chữ số. Nếu khi đã đánh bốn chữ số mà vẫn muốn phân biệt các nội dung khác nhau thì có thể dùng các dấu gạch đầu dòng, dấu hoa thị, dấu cộng v.v…
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN
3.1. Cách sắp xếp, trình bày tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo đặt ở cuối khoá luận, sau Kết luận và trước phần Phụ lục (nếu có).
- Thứ tự các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt được sắp xếp theo tên tác giả theo vần a,b,c. Trong đó, nếu tác giả là người nước nài thì vẫn sắp xếp theo thứ tự a,b,c nhưng lấy theo họ (ví dụ: Leonard Rayteel thì lấy theo vần của chữ cái R). Nếu sách có nhiều người là đồng tác giả thì lấy theo tên (hoặc họ) của người đầu tiên.
Cách sắp xếp tài liệu như sau: Số thứ tự (1,2,...).Tên tác giả - năm xuất bản tài liệu (trong nặc đơn) - dấu phẩy - tên sách (in nghiêng)- dấu phẩy - tên cơ quan xuất bản - dấu phẩy - nơi xuất bản. Ví dụ:
71. Nhiều tác giả (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội nhà
báo Việt Nam, Hà Nội.
72. E.P. Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận của báo chí tập 1, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
73. Leonard Rayteel - Ron Taylor (1993), Bước vào nghề báo, Nxb TP Hồ Chí Minh.
74. Tạ Ngọc Tấn chủ biên (1993), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
(Nếu có tài liệu bằng tiếng Anh hoặc tiếng nước nài khác thì xếp riêng).
- Nếu tài liệu là bài nghiên cứu in trong một cuốn sách hoặc tạp chí thì cách ghi như sau: Tên tác giả - năm xuất bản tài liệu (để trong nặc đơn) - dấu phẩy - tên bài báo (chữ thường, trong nặc kép) - dấu phẩy - tên và số của tạp chí (in nghiêng) – dấu phẩy - tên cơ quan xuất bản ấn phẩm đó - dấu phẩy - nơi xuất bản - dấu phẩy - số trang của bài báo trong tạp chí. Ví dụ:
Bài in trong một cuốn sách:
56. Đức Dũng (1997), “Phóng sự - một thể loại đứng giữa văn học và báo chí”, Báo chí - Những vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, trang 260 - 270.
57. Nguyễn Văn Dững (2000), “Khái niệm báo chí nhìn từ quan điểm hệ thống”, Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn tập 1, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, trang 19 – 25.
Bài in trong một tạp chí
31.GS, TS Vũ Văn Hiền, “63 năm Đài Tiếng nói Việt Nam và sự ra đời của hệ phát thanh có hình”, Nội san Nghiệp vụ phát thanh số 19, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hà Nội, trang 1 – 3.
32.Trần Thị Trâm (1994), “Vai trò của báo chí trong sự phát triển văn học dân tộc đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học số 6, Hà Nội, trang 6 – 10.
Sau các tài liệu tiếng Việt là tài liệu tiếng Anh và tiếng khác (nếu có).
3.2. Trích dẫn tài liệu tham khảo
- Nội dung của phần trích dẫn bình thường được đặt trong nặc kép. Sau trích dẫn là một nặc vuông, trong đó ghi số tài liệu (dấu phẩy) và số trang.
Ví dụ: Theo PGS, TS. Tạ Ngọc Tấn, “về tổng thể, trình độ tri thức và kinh nghiệm là yếu tố nền móng tạo nên tầm văn hóa của nhà báo” [77, tr. 149].
Tuy nhiên, nếu trích dẫn này được lấy từ một bài báo đăng ở tạp chí hoặc trong một kỷ yếu thì chỉ cần mở nặc vuông mà không cần ghi số trang (vì trong phần tài liệu tham khảo đã ghi rõ số trang của bài báo đó). Ví dụ: [77].
- Nếu phần trích dẫn nhiều hơn hai câu hoặc nhiều hơn bốn dòng thì không để trong nặc kép mà xuống dòng và đặt phần này lui vào 2cm so với lề bên trái.
Ví dụ:
Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trong cuốn sách Các thể ký báo chí (do Nhà xuất bản Thông tin in và phát hành năm 1992), nhà nghiên cứu lý luận báo chí Đức Dũng đã trình bày quan niệm về một thể loại mà khi đó đã được ông đặt tên là “Ký chân dung”. Theo đó, đối tượng chủ yếu mà tác phẩm ký chân dung nhằm đề cập tới là những người có thật được coi là tiêu biểu, điển hình cho một vấn đề hoặc một mặt nào đó. Nhưng con người ở đây phải gắn liền với những sự việc, hành động cụ thể, có thật. Con người bộc lộ những phẩm chất, bộc lộ suy nghĩ của mình thông qua những hành động rất cụ thể. Do khuôn khổ (hoặc thời lượng, có hạn của một tờ báo, hoặc chương trình phát thanh, truyền hình), con người hiện lên trong tác phẩm ký chân dung thường chỉ được nhấn mạnh ở một vài điểm nổi bật [147, tr.7].
4. NỘP KHOÁ LUẬN
Sinh viên phải nộp 03 bản khoá luận hoàn thiện và một đĩa CD (hoặc DVD) chứa toàn bộ nội dung (và kể cả phần Phụ lục, nếu có) của khóa luận về văn phòng Khoa, chậm nhất là 10 ngày trước khi bảo vệ.
Sau khi bảo vệ xong, sinh viên sửa chữa lại khóa luận theo góp ý của Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp và đóng thành 02 quyển bìa cứng để nộp Khoa và lưu Thư viện.
Có thể tham khảo mẫu bìa theo quy định của Ban Đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dưới đây:
Mẫu bìa nài:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ
MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN VĂN A PHÁT THANH CÓ HÌNH - PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH HIỆN ĐẠI (KHẢO SÁT PHƯƠNG
THỨC PHÁT THANH CÓ HÌNH CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI
VIỆT NAM TỪ THÁNG 9/2011 ĐẾN
THÁNG 4/2012) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH: BÁO CHÍ MÃ SỐ: 1.01.01 CHUYÊN NGÀNH: PHÁT
THANH HÀ NỘI, THÁNG 5-2012 |
Mẫu bìa trong:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH
TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN VĂN A PHÁT THANH CÓ HÌNH - PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH HIỆN ĐẠI (KHẢO SÁT PHƯƠNG
THỨC PHÁT THANH CÓ HÌNH CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI
VIỆT NAM TỪ THÁNG 9/2011 ĐẾN
THÁNG 4/2012) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH: BÁO CHÍ MÃ SỐ: 1.01.01 CHUYÊN NGÀNH: PHÁT
THANH NGƯỜI HƯỚNG
DẪN: TS NGUYỄN VĂN B HÀ NỘI, THÁNG 5-2012 |
II. Những điều cần biết về tác phẩm tốt nghiệp
1. QUY ĐỊNH CHUNG
Tác phẩm tốt nghiệp (thay cho khóa luận tốt nghiệp) do sinh viên
thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Một Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp khi
nộp về Khoa Phát thanh - Truyền hình phải đáp ứng được những yêu cầu về nội
dung và hình thức như sau:
1.1. Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp được in trên một mặt giấy khổ
A.4. Số trang được đánh phía dưới, ở chính giữa trang giấy.
Trừ những trang cần phải được copy nguyên vẹn, đối với các trang
đánh máy thì thống nhất dùng Font (kiểu chữ) Times New Roman; Font Size (cỡ
chữ) 13 hoặc 14; Mỗi trang phải có từ 28 – 30 dòng.
Các quy định về trang cụ thể như sau: Top (cách trên): 3,0 cm; Bottom (cách dưới):
2,5 cm; Left (lề trái): 3,5 cm; Right (lề phải): 2,0 cm; Gutter: 0 cm;
Header: 1.27 cm; Footer: 1.5 cm;
1.2. Phần văn bản của một Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp phải được
in trên giấy khổ A.4 và được đóng quyển (giống như khóa luận tốt nghiệp). Về bố
cục, văn bản Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp phải gồm các phần sau đây: Mở đầu; Nội
dung tác phẩm tốt nghiệp; Báo cáo quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp; Kết
luận; Tài liệu tham khảo (nếu có). Nài ra, nếu có phần Phụ lục thì cũng phải được in trên văn bản và đóng vào
trong Báo cáo). Dung lượng của bản báo cáo tác phẩm là từ 20 đến 30 trang A4.
Bìa của Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp: xem mẫu ở
cuối Bản Quy định này.
-Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp nài văn bản còn phải có đĩa CD hoặc DVD nộp kèm theo.
2. NỘI DUNG BÁO CÁO TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
Cùng chuyên mục
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.