Sách lậu vẫn hấp dẫn sinh viê
(Sóng Trẻ) - Sách lậu, sách giả vẫn được bán công khai, tràn lan trên thị trường, nhất là tại các đô thị lớn. Chúng đang len lỏi tới các nhà sách, vỉa hè và cả vào các trường đại học.
“Bạn thân” của giới sinh viên
Chẳng khó gì để tìm ra những địa điểm “chuyên canh” sách lậu, có “thâm niên” trên những phố ở Hà Nội, tiêu biểu như đường Đinh Lễ (Hoàn Kiếm), Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy), đường Láng (Cầu Giấy), đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân)… và hàng trăm những điểm bán “di động” trên những vỉa hè. Sách tràn lan những cửa hàng, cửa hiệu. Sách ngất ngưởng trên giá. Sách rải trên tấm bạt trải dọc các vỉa hè. Sách đủ loại: văn học, toán học, y học… Sách đủ màu: đen, đỏ, trắng… Những địa điểm ấy đã tạo nên “thương hiệu” riêng về sách lậu để những bạn đọc có nhu cầu mua tìm đến. Những quầy sách lúc nào cũng nhộn nhịp, thu hút đông đảo người xem kẻ đọc.
Một thực tế mà nhiều người phải công nhận là sách lậu ngày càng chiếm được “cảm tình” của đông đảo các bạn sinh viên, bởi vì giá rẻ đến bất ngờ. Cùng một cuốn giáo trình về Chủ nghĩa Mác- Lênin mua ở một nhà sách uy tín của Hà Nội như Nguyễn Văn Cừ (Xuân Thủy- Cầu Giấy) có giá 50 ngàn đồng, nhưng tìm đến những hàng sách la liệt ở Phạm Văn Đồng cuốn giáo trình ấy lại được giảm giá 50% chỉ còn 25 ngàn đồng.
Tiếp tay cho sách lậu, sách giả chủ yếu là học sinh, sinh viên và những người có thu nhập thấp. Những người đã đi làm, có thu nhập cao thường tìm mua sách thật, sách xịn, sách có bản quyền. Những người mua sách lậu cho biết họ có nhu cầu đọc sách, thậm chí đam mê sách. Tuy nhiên, do số tiền có hạn nên họ luôn tìm những nguồn sách rẻ nhất, chiết khấu cao nhất để mua.
Hoàng Tuấn Anh, sinh viên lớp Quay phim K31 Học viện Báo chí – Tuyên truyền cho biết: “Khi có nhu cầu tìm sách để học, để đọc mình thường lang thang ở những hàng sách trên phố Phạm Văn Đồng để chọn và mua. Sách ở đó rất rẻ nên với cùng số tiền ấy mua ở các nhà sách uy tín mình chỉ mua được một cuốn, còn mua ở vỉa hè được 2-3 quyển”.
Không chỉ riêng Tuấn Anh, nhiều bạn khác khi được hỏi thường xuyên mua sách ở đâu hầu như 90% câu trả lời tập trung tại những tên phố như: Phạm Văn Đồng, Đinh Lễ… Không những vậy, sách lậu giờ đây còn được trang trí đẹp, bắt mắt, in ấn giống hệt như sách thật. Đó là điều dễ hiểu tại sao sách lậu đang lên ngôi.”
Những tác hại không thể lường trước
Những cuốn sách không nguồn gốc, xuất xứ, “nhái” mẫu mã, “ăn cắp” bản quyền… có ai dám đảo bảo về chất lượng thông tin bên trong cuốn sách ấy là đúng đắn, chính xác. Nhiều cuốn sách lậu, giấy in mỏng tanh, đục màu, nhòe nhoẹt, có khi còn in lộn ngược, mất trang. Xung quanh câu chuyện sách lậu có không ít chuyện “cười ra nước mắt”, là hậu quả của việc hám sách rẻ, sách “hot”, sách đại hạ giá.
Ngô Nam Châu, sinh viên lớp Báo mạng điện tử K31, học viện Báo chí – Tuyên truyền đã từng phải thi lại vì quá tin tưởng vào sách lậu. Châu ngậm ngùi cho biết: “Mình chọn mua sách vỉa hè về học, lúc làm bài thi mình khá tin tưởng vào kiến thức đã có. Nhưng khi nghe điểm thấy mình được 4, mình hoàn toàn bất ngờ và sửng sốt. Thắc mắc với thầy bộ môn thì mới biết bài làm sai lệch kiến thức nghiêm trọng”. Sau lần ấy, Châu chẳng bao giờ dám lui tới những hàng sách bày bán la liệt ở vỉa hè nữa.
Còn Phạm Quý Hoàng (sinh viên Đại học Thương Mại) lại rất “nghiền” truyện, tiểu thuyết, thấy đứa bạn quảng cáo sách ở Phạm Văn Đồng siêu rẻ, Hoàng hào hứng tìm đến. Và ngay lần đầu, Hoàng đã “dính” phải sách in lậu của 2 tập truyện mới xuất bản “ Dư vị trà chiều”, “Bình minh và hoàng hôn”. Hoàng bức xúc: “Càng đọc, càng thấy truyện có nhiều chi tiết không giống với cốt truyện mà mình xem trên mạng. Sách lại mất trang, chữ nhòe nhiều quá nên đọc cũng phải căng mắt ra mà nhìn”. Tìm trong đống sách bề bộn được bày trên tấm bạt xanh, trải trên vỉa hè, Hoàng cầm cuốn khác xem có khác gì không. Cả 10 cuốn y chang cả 10, biết mình “dính” phải sách lậu.
Gần đây, những kẻ làm lậu sách có thủ đoạn mới để đánh lừa người mua, đó là in giá bìa cao hơn giá sách thật của nhà xuất bản. Không ít người mua phải sách lậu, mà cứ đinh ninh nghĩ rằng sách mình là sách thật. Thúy Lan (sinh viên Đại học Nại Thương) hào hứng khoe với cô bạn học cùng lớp về cuốn truyện “Dị bản” (tác giả Keng- tên thật Đỗ Thị Thùy Linh) mới mua được với giá 51 ngàn đồng.
Cô bạn xem qua rồi một mực khẳng định đó là sách lậu. Lan rất tự tin vì cuốn truyện của cô bạn có giá rẻ hơn 12 ngàn đồng và khẳng định sách của cô bạn kia mới là sách lậu. Đem ra so sánh, sách của Lan bị hụt 0,3 cm; không có đai sách, in mờ nhạt, nhiều trang mất chữ. Lan cứ ngỡ, giá bìa cao hơn là sách thật, ai ngờ đó là chiêu lừa đảo hết sức tinh vi của những kẻ làm lậu sách để lập lờ đánh lừa người mua Mua với giá đắt mà vẫn phải chấp nhận sách lậu, quả thật là trớ trêu.
Thiết nghĩ giữa một thị trường sách với sách thật - sách giả lẫn lộn như hiện nay, để tránh bị mắc lừa, các bạn học sinh, sinh viên hãy tự ý thức với chính mình: không nên ham sách rẻ, sách đại hạ giá mà vô tình tiếp tay cho những kẻ làm gian lận, lừa đảo. Trước khi mua cần quan sát tỉ mỉ để quyết định mua cuốn sách cho riêng mình và cần thiết hơn, có thể lên mạng tìm hiểu giá cả, nội dung, hình thức của cuốn sách thật rồi đem so sánh với cuốn sách định mua. Đừng tự biến mình thành những “tín đồ” trung thành, những nạn nhân không mời mà đến của những hàng sách lậu!
“Bạn thân” của giới sinh viên
Chẳng khó gì để tìm ra những địa điểm “chuyên canh” sách lậu, có “thâm niên” trên những phố ở Hà Nội, tiêu biểu như đường Đinh Lễ (Hoàn Kiếm), Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy), đường Láng (Cầu Giấy), đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân)… và hàng trăm những điểm bán “di động” trên những vỉa hè. Sách tràn lan những cửa hàng, cửa hiệu. Sách ngất ngưởng trên giá. Sách rải trên tấm bạt trải dọc các vỉa hè. Sách đủ loại: văn học, toán học, y học… Sách đủ màu: đen, đỏ, trắng… Những địa điểm ấy đã tạo nên “thương hiệu” riêng về sách lậu để những bạn đọc có nhu cầu mua tìm đến. Những quầy sách lúc nào cũng nhộn nhịp, thu hút đông đảo người xem kẻ đọc.
Một sạp bán sách lậu
Một thực tế mà nhiều người phải công nhận là sách lậu ngày càng chiếm được “cảm tình” của đông đảo các bạn sinh viên, bởi vì giá rẻ đến bất ngờ. Cùng một cuốn giáo trình về Chủ nghĩa Mác- Lênin mua ở một nhà sách uy tín của Hà Nội như Nguyễn Văn Cừ (Xuân Thủy- Cầu Giấy) có giá 50 ngàn đồng, nhưng tìm đến những hàng sách la liệt ở Phạm Văn Đồng cuốn giáo trình ấy lại được giảm giá 50% chỉ còn 25 ngàn đồng.
Tiếp tay cho sách lậu, sách giả chủ yếu là học sinh, sinh viên và những người có thu nhập thấp. Những người đã đi làm, có thu nhập cao thường tìm mua sách thật, sách xịn, sách có bản quyền. Những người mua sách lậu cho biết họ có nhu cầu đọc sách, thậm chí đam mê sách. Tuy nhiên, do số tiền có hạn nên họ luôn tìm những nguồn sách rẻ nhất, chiết khấu cao nhất để mua.
Hoàng Tuấn Anh, sinh viên lớp Quay phim K31 Học viện Báo chí – Tuyên truyền cho biết: “Khi có nhu cầu tìm sách để học, để đọc mình thường lang thang ở những hàng sách trên phố Phạm Văn Đồng để chọn và mua. Sách ở đó rất rẻ nên với cùng số tiền ấy mua ở các nhà sách uy tín mình chỉ mua được một cuốn, còn mua ở vỉa hè được 2-3 quyển”.
Không chỉ riêng Tuấn Anh, nhiều bạn khác khi được hỏi thường xuyên mua sách ở đâu hầu như 90% câu trả lời tập trung tại những tên phố như: Phạm Văn Đồng, Đinh Lễ… Không những vậy, sách lậu giờ đây còn được trang trí đẹp, bắt mắt, in ấn giống hệt như sách thật. Đó là điều dễ hiểu tại sao sách lậu đang lên ngôi.”
Những tác hại không thể lường trước
Những cuốn sách không nguồn gốc, xuất xứ, “nhái” mẫu mã, “ăn cắp” bản quyền… có ai dám đảo bảo về chất lượng thông tin bên trong cuốn sách ấy là đúng đắn, chính xác. Nhiều cuốn sách lậu, giấy in mỏng tanh, đục màu, nhòe nhoẹt, có khi còn in lộn ngược, mất trang. Xung quanh câu chuyện sách lậu có không ít chuyện “cười ra nước mắt”, là hậu quả của việc hám sách rẻ, sách “hot”, sách đại hạ giá.
Ngô Nam Châu, sinh viên lớp Báo mạng điện tử K31, học viện Báo chí – Tuyên truyền đã từng phải thi lại vì quá tin tưởng vào sách lậu. Châu ngậm ngùi cho biết: “Mình chọn mua sách vỉa hè về học, lúc làm bài thi mình khá tin tưởng vào kiến thức đã có. Nhưng khi nghe điểm thấy mình được 4, mình hoàn toàn bất ngờ và sửng sốt. Thắc mắc với thầy bộ môn thì mới biết bài làm sai lệch kiến thức nghiêm trọng”. Sau lần ấy, Châu chẳng bao giờ dám lui tới những hàng sách bày bán la liệt ở vỉa hè nữa.
Còn Phạm Quý Hoàng (sinh viên Đại học Thương Mại) lại rất “nghiền” truyện, tiểu thuyết, thấy đứa bạn quảng cáo sách ở Phạm Văn Đồng siêu rẻ, Hoàng hào hứng tìm đến. Và ngay lần đầu, Hoàng đã “dính” phải sách in lậu của 2 tập truyện mới xuất bản “ Dư vị trà chiều”, “Bình minh và hoàng hôn”. Hoàng bức xúc: “Càng đọc, càng thấy truyện có nhiều chi tiết không giống với cốt truyện mà mình xem trên mạng. Sách lại mất trang, chữ nhòe nhiều quá nên đọc cũng phải căng mắt ra mà nhìn”. Tìm trong đống sách bề bộn được bày trên tấm bạt xanh, trải trên vỉa hè, Hoàng cầm cuốn khác xem có khác gì không. Cả 10 cuốn y chang cả 10, biết mình “dính” phải sách lậu.
Sách lậu đặt bên cạnh sách thật, không khó để nhận ra sự khác biệt
Gần đây, những kẻ làm lậu sách có thủ đoạn mới để đánh lừa người mua, đó là in giá bìa cao hơn giá sách thật của nhà xuất bản. Không ít người mua phải sách lậu, mà cứ đinh ninh nghĩ rằng sách mình là sách thật. Thúy Lan (sinh viên Đại học Nại Thương) hào hứng khoe với cô bạn học cùng lớp về cuốn truyện “Dị bản” (tác giả Keng- tên thật Đỗ Thị Thùy Linh) mới mua được với giá 51 ngàn đồng.
Cô bạn xem qua rồi một mực khẳng định đó là sách lậu. Lan rất tự tin vì cuốn truyện của cô bạn có giá rẻ hơn 12 ngàn đồng và khẳng định sách của cô bạn kia mới là sách lậu. Đem ra so sánh, sách của Lan bị hụt 0,3 cm; không có đai sách, in mờ nhạt, nhiều trang mất chữ. Lan cứ ngỡ, giá bìa cao hơn là sách thật, ai ngờ đó là chiêu lừa đảo hết sức tinh vi của những kẻ làm lậu sách để lập lờ đánh lừa người mua Mua với giá đắt mà vẫn phải chấp nhận sách lậu, quả thật là trớ trêu.
Thiết nghĩ giữa một thị trường sách với sách thật - sách giả lẫn lộn như hiện nay, để tránh bị mắc lừa, các bạn học sinh, sinh viên hãy tự ý thức với chính mình: không nên ham sách rẻ, sách đại hạ giá mà vô tình tiếp tay cho những kẻ làm gian lận, lừa đảo. Trước khi mua cần quan sát tỉ mỉ để quyết định mua cuốn sách cho riêng mình và cần thiết hơn, có thể lên mạng tìm hiểu giá cả, nội dung, hình thức của cuốn sách thật rồi đem so sánh với cuốn sách định mua. Đừng tự biến mình thành những “tín đồ” trung thành, những nạn nhân không mời mà đến của những hàng sách lậu!
Nguyễn Tùng Lâm
Lớp Báo mạng K29
Lớp Báo mạng K29
Cùng chuyên mục
Bình luận