Nỗi lo từ chuyện làm thêm sinh viê

(Sóng trẻ)- Việc làm thêm của sinh viên từ trước tới nay là vấn đề chưa bao giờ cũ. Nài việc đem lại một nguồn thu nhập đáng kể, đối với nhiều bạn sinh viên, làm thêm là một sở thích bởi nó đem lại cảm giác được trải nghiệm, được tiếp xúc với nhiều người, giúp chúng ta trưởng thành, tự lập hơn. Tuy nhiên, những công việc part-time tưởng chừng dễ dàng này lại đem đến cho các bạn sinh viên bao nỗi lo lắng, phiền toái cũng như nguy hiểm rình rập.


Đi làm thêm là mong muốn của rất nhiều bạn sinh viên, nhất là những bạn gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trên thực tế, có rất nhiều công việc làm thêm cho sinh viên như : gia sư, bán quần áo, phục vụ, lễ tân…và mỗi công việc ấy lại mang theo nhiều mối lo sợ không lường trước được. Các “nhà tuyển dụng” luôn nhằm tới những sinh viên khó khăn hoặc là các em năm nhất, năm hai - khi các em mới bỡ ngỡ và còn thiếu kinh nghiệm sống để sử dụng các “chiêu trò” của mình. 


Đơn giản như việc đi gia sư, khi qua trung tâm, nài việc mất phí để trở thành thành viên của trung tâm, bạn sẽ phải trích cho họ từ 40% -50% tháng lương đầu của mình. Đó cũng chưa phải là điều gì đáng nói, có những trường hợp các bạn sinh viên thỏa thuận sẽ nhận lớp dạy 3 hay 4 buổi/1 tuần và trả tiền sòng phẳng, đến lúc nhận lớp thì bên gia đình chỉ yêu cầu dạy 1 buổi/ tuần. Khi quay lại thắc mắc thì họ không giải quyết. Lúc ấy, các bạn sinh viên đành phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.


Không chỉ vậy, với nhiều công việc khác, chẳng hạn như  làm phục vụ bàn cho các nhà hàng, bạn sẽ đối mặt với muôn kiểu “bòn rút” tiền của nhân viên. Bạn P.T.Mẫn, sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền rất bức xúc khi nhận tiền lương sau 2 tháng  làm việc cho một nhà hàng: “Mình không thể tưởng tượng được sao họ có thể làm ăn như vậy, khi mình đến thỏa thuận công việc, mình được “nói chuyện” với một người được gọi là “cán bộ nhân sự” thì họ nói chỉ tính lương thử việc 1 tháng nhưng tới lúc trả lương, mình gặp chị kế toán thì họ tính lương thử việc cả 2 tháng, mình thắc mắc thì họ bảo tại mình không nghe rõ. Lúc đó, vì chưa kí hợp đồng, chỉ thỏa thuận miệng nên mình chẳng thể cãi được điều gì”.


ffd469faa_anh1.jpeg

Các bạn sinh viên nên cẩn thận trước mỗi việc làm thêm

( ảnh minh họa )


Việc làm nhân viên bán quần áo cũng chẳng khá khẩm gì.  Họ luôn tìm mọi cách để rút tiền lương xuống, có những chủ shop quần áo còn giở chiêu trò bằng cách giấu một số bộ quần áo và đến cuối ngày, khi kiểm số hàng và kêu với nhân viên là thiếu hàng. Lúc ấy, “tình ngay lí gian”, các bạn chẳng thể chối cãi được. Bạn N.T. Loan, sinh viên năm 3 Đại học Sư Phạm cũng từng mắc phải trường hợp ấy, Loan nói: “ Mình ức lắm mà không biết làm thể nào, mình cũng được nghe nhiều và bạn mình cũng nói đi bán hàng phải cẩn thận họ lừa nhưng không ngờ nó lại đến với mình”.


Bán hoa lưu niệm vào những ngày lễ, ngày kỉ niệm cũng là một hình thức làm thêm của sinh viên. Nghĩ thì đơn giản nhưng khi bắt tay vào công việc “buôn bán” mới thấy thật nhiều khó khăn. Vì không có mặt bằng, các bạn phải bán hoa nài lề đường. Biết là vi phạm luật lệ giao thông nhưng chẳng có cách nào khác, nài việc mời mọc khách hàng,cạnh tranh với hàng bên cạnh, các bạn còn phải đề phòng các chú công an đi dẹp trật tự đô thị. Khi không nhanh mắt nhìn thấy và nhanh tay dọn hàng khi các chú ấy đến thì coi như là cả vốn lẫn lãi đi luôn vào đồn công an.


Làm thêm là một điều tốt. Khi còn là sinh viên, nài việc học trên trường, các bạn nên đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập và nâng cao kĩ năng sống. Tuy nhiên, xã hội nhiều cạm bẫy, các bạn hãy thật tỉnh táo trước mỗi quyết định để tìm cho mình công việc làm thêm phù hợp nhất và hãy nhớ rằng: đối với sinh viên thì việc học vẫn là việc quan trọng hơn cả.


Lê Thị Phương

Truyền hình K31A2


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN