Nuôi lợn may rủi như … “đánh bạc”

(Sóng trẻ) - “Nuôi lợn may rủi như… đánh bạc, chỉ khi nào lợn xuất chuồng, tiền cầm chắc trong tay mới thôi cảnh thấp thỏm, lo lắng”, đó là chia sẻ của ông Hà Đức Thoảng, chủ trang trại lợn tại xã An Ninh, Bình Lục, Hà Nam.

Hơn một năm nay, người nuôi lợn ở nhiều nơi khóc dòng vì giá thị trường liên tục “nhảy múa”. Họ khóc trong thời điểm giá liên tục giảm kỷ lục và thời điểm gần đây giá lợn bất ngờ tăng mạnh, họ lại khóc vì tiếc khi nhìn cảnh giá lợn cao chót vót nhưng chuồng trại chống trơ, không có lợn để bán.

Giá tụt dốc chạm đáy

Quay lại thời điểm từ tháng 4 – tháng 7 năm 2017, giá lợn giảm kỷ lục, có những nơi giá lợn chỉ bán với giá 11 000/1kg, người chăn nuôi điêu đứng, lâm vào cảnh thua lỗ.

Tại Hà Nam, nơi được coi là thủ phủ nuôi lợn của Miền Bắc, người dân sống chủ yếu bằng nghề nuôi lợn, đến nay cũng không bám trụ được vì nợ nần chồng chất, không có tiền để nộp lãi hàng tháng, nhiều gia đình phải đi khắp nơi làm thuê trả nợ.

Ông Trần Đức Mạnh, xã Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam ngậm ngùi chia sẻ lại thời điểm chưa đầy 1 tháng gia đình lỗ tới 2 tỷ đồng tiền lợn: “Thời điểm tháng 7 năm nái, tôi đau nhất khi phải xuất 500 con lợn với giá 18 000 đồng, bình quân 172kg/con. Tính các khoản chi phí nhà tôi lỗ tới 2 tỷ đồng. Tôi vay 1 tỷ ngân hàng để làm chuồng trại khép kín, anh em cũng bớt xén hỗ trợ thêm một ít, bây giờ ngân hàng giục liên tục, trang trại bỏ chống, không biết đến bao giờ mới trả hết nợ ngân hàng…”.

Chăn nuôi cũng có thời điểm lãi cao, người dân ở quê đi làm thuê, thu nhập trùng bình khoảng 3 triệu đồng/1 tháng ồ ạt vay tiền ngân hàng xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Khi nguồn cung quá tải, Trung Quốc không thu mua, tiêu thụ trong nước ít là nguyên nhân chính khiến giá lợn giảm sâu.

Đi dọc 3 xã nuôi lợn nhiều nhất nằm liền kề nhau của huyện Bình Lục: Ngọc Lũ, Bồ Đề, An Ninh, phóng viên chứng kiến nhiều cảnh tượng xót xa, có những dãy chuồng lợn được xây kiên cố bỏ chống để mạng nhện chăng, thiết bị chăn nuôi trong chuồng gỉ sét, cũng có những dãy chuồng đang được người dân tự tay phá bỏ sau bao nhiêu công sức gây dựng. Tiếc nuối, nhưng người dân ở đây cho biết, “nợ chồng nợ, lãi mẹ đẻ lãi con”, họ cũng chẳng còn cách nào khác phá chuồng, đi làm thuê trả nợ.

1e2b94af7_1.jpg

 Chuồng trại kiên cố bị phá dỡ vì “Có để cũng không biết đến khi nào mới có tiền để tái đàn lợn”

1e2b94af7_2.jpg

Sắt tháo dỡ từ các chuồng trại chất đống chờ bán cho đồng nát với giá 5 000 đồng/1 kg

Rồi lại bất ngờ tăng thẳng đứng

Hơn 1 tháng nay, giá lợn tăng cao, thời điểm được coi là cơ hội vàng của những hộ chăn nuôi. Nhưng lợn tăng, kéo theo là cơn sốt con giống, thức ăn chăn nuôi cũng tăng.

Ông Thỉnh, xã An Ninh, Bình Lục, Hà Nam chủ trang trại lợn, đồng thời là chủ đại lý cám cho biết: “Giá lợn giống biến động từng ngày, có thời điểm con giống từ 7kg – 9kg bán với giá 1 triệu 3. Các công ty cám đồng loạt báo tăng giá, bình quân mỗi báo cám tăng khoảng 30 000 đồng”.

Được coi là thời điểm “giá vàng”, nhưng người dân cũng không mấy mặn mà tái đàn, một phần nguồn vốn cạn kiệt do lỗ nặng trong một thời gian kéo dài, bên cạnh đó là cản chở do giá lợn giống và giá thức ăn chăn nuôi cũng đồng loạt tăng. Người dân vào lợn dịp này phải ít nhất 4 tháng sau mới có lợn để bán, với giá con giống và giá thức ăn chăn nuôi cao như hiện nay, giá lợn phải ổn định ở mức giá 40 000 – 42 000 đồng/1kg thì người dân mới có lãi.

“Tiếc nhưng bất lực” – đó là tâm trạng chung của người dân khi giá lợn cao nhưng lợn không có để bán và hàng dãy chuồng trại kiên cố, hiện đại phải bỏ chống. Người dân rất muốn chớp cơ hội vàng này nhưng nợ của ngân hàng, nợ các đại lý cám, các đại lý con giống, thậm chí nợ của người thân trong nhà chưa trả hết thì lấy đâu tiền để tái đàn duy trì chăn nuôi.

Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải thực trạng giá lợn tăng đột biến. Đó là kết quả của quá trình giảm cung - tăng cầu mà ngành Nông nghiệp đã tiến hành trong nhiều tháng qua và bắt đầu có kết quả tích cực. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến lại cho rằng, giá lợn tăng do C.P thao túng giá nhằm đẩy lợn con ra nài thị trường để hưởng lợi. Lý giải về ý kiến này, Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trả lời trên báo Dân Việt: “Tôi khẳng định, CP không thao túng giá, thậm chí chúng tôi đang yêu cầu CP phải neo giá xuống, trong đó C.P đang làm rất tốt điều này. Thực tế theo tính toán của chúng tôi nên duy trì ở khung giá 40 000 – 45 000 đồng là hợp lý để đảm bảo chăn nuôi bền vững”.

1e2b94af7_3.jpg

Lợn nái và lợn giống trong dân đang khan hiếm, tuy nhiên người dân một phần không còn vốn, phần vì họ cũng đã thận trọng hơn không tái đàn ồ ạt.

Chăn nuôi tự phát, không nắm bắt được giá cả thị trường, người dân sẽ là đối tượng chịu thiệt đầu tiên trước những biến động về giá. Tuy nhiên, ngành Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp cần phải có những chính sách, dự đoán giúp người dân nắm bắt cơ hội để chăn nuôi thực sự là một cách giúp người dân trang trải cuộc sống, làm giàu bền vững chứ không phải giống như đánh bạc phụ thuộc vào may rủi.

Hà Hiền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN