Ô nhiễm không khí ở Ấn Độ lên đến mức “không thể chịu nổi”
(Sóng trẻ) - Ấn Độ đang ở trong tình trạng ô nhiễm không khí báo động đến mức cực kỳ nghiêm trọng. Đây là cảnh báo của Thủ hiến thành phố Delhi – Arvid Kejriwal.
Ngày 3/11, nhiều khu vực của thành phố Delhi, chất lượng không khí đang bị suy giảm nghiêm trọng, có khả năng gây ra các bệnh về đường hô hấp. Nhà chức trách Ấn Độ cũng kêu gọi người dân hạn chế ra đường để bảo vệ chính mình.
Ông Kejriwal kêu gọi chính quyền trung ương thực hiện cứu trợ và giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí. Nhiều trường học ở đã phải đóng cửa để đảm bảo an toàn cho học sinh, hơn 30 chuyến bay bị hoãn vì thành phố rơi vào trạng thái “đóng băng” bởi khói bụi dày đặc.
Bộ trưởng Satyendra Jain khuyên người dân thành phố tránh các hoạt động thể chất nài trời, đặc biệt là vào buổi sáng và tối muộn. Người dân cũng nên đeo khẩu trang lọc khí, hạn chế tiếp xúc với các khu vực bị ô nhiễm, đóng toàn bộ cửa sổ và cửa ra vào để ngăn chặn khói bụi.
Chất lượng không khí ở thành phố Delhi đang bị xếp vào loại “nguy hiểm” (Nguồn: BBC News)
Mức độ ô nhiễm không khí “khủng khiếp”
Mức độ bụi mịn PM 2.5 đo được trong không khí cao hơn nhiều so với khuyến nghị và gấp 7 lần thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, không có con số chính xác về mức độ ô nhiễm không khí ở Ấn Độ lúc này do tình trạng ô nhiễm vượt mức báo động. Đây được cho là một thảm họa nghiêm trọng đe dọa cuộc sống của người dân Delhi.
Cơ quan chức năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì sức khỏe cộng đồng và ông Kejriwal cho rằng thành phố lúc này là một “phòng chứa khí khổng lồ”.
`
Ấn Độ đang hạn chế sử dụng xe ô tô đến mức tối đa để giảm thiểu ô nhiễm không khí (Nguồn: BBC News)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một phần ba số ca tử vong vì đột quỵ, ung thử phổi và đau tim bắt nguồn từ ô nhiễm không khí. “Ô nhiễm không khí có tác động nghiêm trọng tương đương với việc hút thuốc lá”, WHO cho biết.
Phản ứng trước vấn đề ô nhiễm cấp bách
Những người trẻ ở Delhi đang tiếp tục phản đối và yêu cầu phải có hành động để thoát khỏi tình trạng ô nhiễm khẩn cấp.
Jaivipra (sống tại Delhi, Ấn Độ) chia sẻ: “Nó thực sự khủng khiếp và đáng sợ đến mức bạn không thể nhìn thấy mọi thứ dù ở ngay trước mặt mình”. Cô cũng bày tỏ mong muốn sẽ có những biện pháp lâu dài và bền vững để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm không khí.
Những người biểu tình bày tỏ thái độ tức giận trước vấn đề ô nhiễm trì trệ tại Delhi (Nguồn: BBC News)
Người dân sống tại Delhi cho biết họ lo ngại về sức khỏe trong tương lai, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi đang phải chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ tình trạng trên.
Một số bộ trưởng gây bức xúc với những biện pháp thiếu tính thiết thực và không giải quyết được tình trạng cấp bách trước mắt. Bộ trưởng Bộ Y tế Harsh Vardhan kêu gọi mọi người ăn cà rốt để phòng chống bệnh “quáng gà” và tránh các tác hại khác liên quan đến ô nhiễm không khí tại Ấn Độ.
Đề xuất giải quyết ô nhiễm không khí của Bộ trưởng Bộ Y tế khiến người dân bức xúc (Nguồn: BBC News)
Trong khí đó, Bộ trưởng Bộ Môi trường Prakash Javadekar đề nghị người dân nên bắt đầu ngày mới bằng “âm nhạc”, kết hợp với việc sáng tác theo chủ đề yêu thích.
Một người dùng Twitter trả lời những đề xuất: “Có lẽ đó là lý do khiến vấn đề ô nhiễm không khí bị lờ đi? Họ bận rộn nghe nhạc nên không nghe thấy lời kêu cứu của chúng tôi”.
Nguyên nhân chính gây ô nhiêm là do tình trạng đốt rừng và cây trồng, việc này làm sinh ra một loại hợp chất gây độc hại trong không khí. Khói bụi cũng xuất phát từ khói xe, khí thải công nghiệp và các công trình xây dựng.
Người dân Ấn Độ hy vọng đợt mưa rải rác trong tuần tới sẽ làm giảm mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng đang xảy ra.
Phương Anh (Theo BBC News)
Cùng chuyên mục
Bình luận