PGĐ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia Nguyễn Hoàng Phúc: "Tấm thẻ đăng ký hiến tạng thức tỉnh một phần xã hội"

(Sóng trẻ) - Hiện nay, nghĩa cử hiến tạng cứu người đang được lan tỏa mạnh mẽ. Thế nhưng, không phải ai cũng có cái nhìn toàn diện về các vấn đề xung quanh nghĩa cử cao đẹp này. Phóng viên đã có buổi trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia xoay quanh vấn đề “Người trẻ đăng ký hiến tạng: cho đi và chia sẻ”.

Phóng viên (PV): Thưa ông, được biết ông và một số thành viên trong gia đình của mình đã thực hiện đăng ký hiến tạng, vậy tâm nguyện trao đi của ông bắt đầu từ khi nào? 

TS Nguyễn Hoàng Phúc: Trong một buổi tuyên truyền, vận động hiến tặng mô tạng ở một ngôi chùa cổ ở Hà Nội, Trung tâm chúng tôi phối hợp với ngân hàng mắt tổ chức một buổi chia sẻ thông tin. Những hình ảnh thật sự xúc động mà chúng tôi vẫn còn nhớ mãi, đó là hình ảnh của những người bạn đặt bút ký tên vào đơn đăng ký hiến tạng trên nền nhà của ngôi chùa cổ. Có thể nói những lá đơn đăng ký đầu tiên đó đã mở ra phong trào đăng ký Hiến tặng mô tạng trên khắp trong cả nước. Do đó những tấm thẻ của cá nhân tôi, của trung tâm hiệp hội ghép tạng quốc gia, cũng như trong gia đình đều có ý nghĩa đối với chúng tôi.

1.jpg
Nhiều người  giấy đăng ký hiến tạng ngay trên sàn một ngôi chùa cổ tại Hà Nội (Ảnh: NVCC)

PV: Theo nghiên cứu, từ năm 2013 đến nay đã có gần 80 nghìn người đăng ký hiến mô tạng. Ông đánh giá con số này đã đủ để đáp ứng nhu cầu hiến mô tạng tại Việt Nam hiện nay hay chưa?

TS Nguyễn Hoàng Phúc: Việc đăng ký hiến tặng mô tạng là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng của mỗi cá nhân. Thế nhưng, đăng ký hiến tạng cần diễn ra trong một thời gian dài, thời điểm đăng ký và thời điểm hiến có thể cách rất xa nhau. Vì thế nhu cầu được ghép hiện nay không phải ngay lập tức đáp ứng được mà chúng ta phải chờ những yếu tố trong tương lai.

2.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phúc (áo trắng) chia sẻ với phóng viên về thực trạng nhu cầu nhận tạng hiến hiện nay tại Việt Nam. (Ảnh: Bảo Ngọc)

PV: Việc hiến mô tạng mang lại sự sống cho những bệnh nhân có ý nghĩa rất lớn, nhưng nó có tác động như thế nào đến nền y học Việt Nam, thưa ông?

TS Nguyễn Hoàng Phúc: Nếu như có nhiều người hiến tạng trong tương lai thì nó sẽ giúp cho ngành y tế giảm tải những bệnh nhân suy thận, suy gan, suy tim, suy phổi. Chúng ta thấy rằng tay nghề của các bác sĩ có cơ hội được nâng lên khi cứu được nhiều bệnh nhân. Một đối tượng nữa mà chúng ta có thể thấy được rõ ràng là quỹ bảo hiểm y tế có cơ hội được phát triển tốt hơn. Bởi vì chúng ta biết rằng một người suy thận, suy gan, suy tim phải điều trị lại bệnh viện thường xuyên thì chi phí bảo hiểm y tế thanh toán cho những người này rất lớn. Nếu như họ được trở về cuộc sống bình thường thì họ chỉ dùng thuốc chống đào thải thôi. Lúc đó mức chi phí cho bệnh nhân sẽ giảm rất nhiều.

PV: Có người cho rằng, hiến tạng là thiệt thòi cho bản thân, gây ảnh hưởng đến gia đình. Ông nghĩ sao về nhận định này?

TS Nguyễn Hoàng Phúc: Trong đơn đăng ký hiến tặng mô tạng không hề có bất kỳ một yêu cầu nào là gia đình phải đồng ý. Tuy nhiên, mặc dù như vậy thì chúng tôi vẫn luôn khuyến cáo, muốn ủng hộ những người đăng ký hiến tặng mô tạng chia sẻ thông tin đó với gia đình. Nhờ cách đó thì cái tâm của chúng ta mới trọn vẹn.

3.jpg

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phúc chia sẻ tại Lễ Phát động Phong trào hiến tặng mô tạng năm 2023.(Ảnh: NVCC)

PV: Trong quá trình công tác tại Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, có câu chuyện đặc biệt nào khiến ông ấn tượng hay xúc động không?

TS Nguyễn Hoàng Phúc: Một người bạn của tôi ở Bộ Công Thương cũng đã tới trung tâm đăng ký hiến tạng. Một lần đi công tác, chị bị kẻ gian lấy trộm ví, trong đó có thẻ ngân hàng, tiền, giấy tờ liên quan và tấm thẻ. Một ngày sau khi trở về Hà Nội, chị nhận được cuộc gọi lạ từ một bạn thanh niên. Khi nhìn thấy tấm thẻ hiến tạng của chị, bạn ấy đã rất cảm động khi biết đến hoạt động này và xin phép gửi lại ví nhặt được. Điều đó cho thấy rằng một cái tấm thẻ nhỏ bé như thế cũng có thể "thức tỉnh" phần nào một đối tượng xã hội. 

4.png
Tiến sĩ Hoàng Phúc và bạn Linh Chi (bên trái) chia sẻ quan điểm về việc hiến tạng (Ảnh: Bảo Ngọc)

PV: Hiện nay, vẫn có những người chưa thực sự hiểu rõ về quy trình đăng ký hiến tạng, những người có ý định đăng ký hiến tạng cần lưu ý gì, thưa ông?

TS Nguyễn Hoàng Phúc: Có hai hình thức để các bạn đăng ký hiến tạng. Một là mọi người cần đến các trung tâm đăng ký hiến tạng hiện nay, ví dụ như Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia. Ngoài ra, mọi người cũng có thể tới một số bệnh viện khác như bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Nghệ An. Trong trường hợp ở cách xa các địa điểm trên, mọi người có thể lên website của Trung tâm và tải mẫu đơn đăng ký hiến tạng. Bằng cách đó thì chúng ta sẽ yên tâm, việc đăng ký hiến tạng của chúng ta đã đến đúng nơi, đúng địa chỉ. 

PV: Xin cảm ơn ông đã nhận lời tham gia phỏng vấn. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN