PGS. TS. Trần Thành Nam: “Không nên ép tất cả than đá đều phải thành kim cương”

(Sóng trẻ) - PGS.TS Trần Thành Nam nhận định thế hệ trẻ ngày nay đang đối mặt với sức ép từ xã hội, gia đình và từ chính bản thân mình, tuy nhiên lại chưa trang bị đủ kiến thức về sức khỏe tinh thần và kĩ năng giải quyết vấn đề. 

Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Thành Nam- Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN) về những áp lực mà độ tuổi vị thành niên đang gặp phải.

thay-tran-thanh-nam-1.jpg
PGS. TS Trần Thành Nam (Ảnh NVCC)

 

- Thời gian gần đây xảy ra hàng loạt vụ học sinh trong độ tuổi vị thành niên tự tử. Theo PGS. TS Trần Thành Nam thì tình trạng này do những nguyên nhân gì gây nên?

Theo tôi, thực trạng các bạn có suy nghĩ tự tử là do 2 nguyên nhân chính.

Về chủ quan, một là do các bạn chưa có kiến thức về sức khỏe tinh thần tốt, chưa có kĩ năng kiểm soát cảm xúc và giải quyết vấn đề nên để bản thân rơi vào tình trạng quá tải. Tỉ lệ gen Z có tỉ lệ lo âu trầm cảm tăng cao hơn là do các bạn có khả năng vượt khó ít hơn.

Về khách quan, trong thế giới VUCA tức là thế giới phải đối mặt với nhiều biến động, ngày ngày có quá nhiều thông tin xảy đến và có những sự thay đổi ập nhanh chóng như đại dịch Covid vừa rồi khiến cho thế hệ trẻ trở nên hoang mang nhiều hơn. Tóm lại, áp lực nhiều lên nhưng kiến thức về sức khỏe tinh thần và kĩ năng chịu áp lực còn ít là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên.

- Theo ông, học sinh thời nay đang phải đối mặt với những áp lực gì?

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ em độ tuổi từ 11-17 tuổi, tỉ lệ lo âu trầm cảm tăng từ 5-7 lần sau thời gian nghỉ dịch và có ý tưởng tự sát nhiều nhất.

Chúng tôi đã làm khảo sát về áp lực liên quan tới trường học của các em, các em gặp lo lắng vì không thỏa mãn được kì vọng của người bố mẹ, thầy cô và bạn bè và không thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản sắc của cá nhân mình.

Bên cạnh đó, các em còn lo lắng vì điểm số, sợ bị bắt nạt, sợ bị tẩy chay,.. Trong một lớp có đa phần là học sinh giỏi, nếu là học sinh khá thôi cũng đủ khiến các em cảm thấy thất vọng rồi. Việc áp lực rằng phải trở nên hoàn hảo, phải thành công sớm, hay phải khẳng định mình đã vô hình chung trở thành nỗi lo lắng mà tự các em đè nặng lên chính mình. 

- Ông có thể nêu ra một số biểu hiện ở trẻ, cho thấy trẻ đang bị áp lực và cần giải tỏa?

Trẻ em là độ tuổi mà các em vô tư, hồn nhiên nhất. Tuy nhiên, nếu có các biểu hiện sau về cảm xúc, tâm lí, cha mẹ cần chú ý để phát hiện kịp thời.

Thứ nhất, cảm xúc của trẻ thay đổi đột ngột trong ngày, lúc buồn lúc vui lúc cáu gắt mà không rõ nguyên nhân.

Thứ hai, trẻ thu rút khỏi các mối quan hệ, không còn tham gia các hoạt động mình yêu thích; ăn ngủ thất thường; dễ cáu gắt; thiếu thông cảm với người khác. 

Ngoài ra, nếu trẻ thể hiện sự bi quan, nói lời tiêu cực thì cha mẹ cũng cần để ý kĩ kĩ.

- Theo PGS. TS Trần Thành Nam, câu nói “Áp lực tạo nên kim cương” nên hiểu đúng như thế nào?

Câu nói này nên được hiểu là không có áp lực thì không tạo nên con người xuất sắc. Ví dụ bạn không cố gắng thì bạn không thể dẫn đầu và có thành quả vượt trội. 

Áp lực cần có nhưng quan trọng là áp lực như thế nào là vừa đủ, cần phù hợp với khả năng chịu tải cũng như thế mạnh của từng đứa trẻ. Không nên kì vọng quá nhiều từ khi đứa trẻ còn nhỏ mà cần tạo môi trường để con rèn luyện dần dần. Khi con được chịu áp lực dựa trên điểm mạnh của con sẽ biến thành động lực để con vươn lên.

 Áp lực cần được sử dụng đúng mức độ, đúng chất, không nên ép tất cả than đá đều phải thành kim cương.

- Qua thời gian nghiên cứu và giảng dạy, ông thấy sai lầm mà các bậc cha mẹ hay mắc phải nhất trong quá trình thúc đẩy tiềm năng của con cái là gì?

Bố mẹ nào cũng mong muốn thúc đẩy tiềm năng của con cái. Tuy nhiên, nếu thúc đẩy chưa đúng cách sẽ rất dễ gây tổn thương tâm lí cho trẻ. Có một số cha mẹ làm cho đứa trẻ xấu hổ, hay so sánh, mang tiêu chuẩn của đứa trẻ hoàn hảo như “con nhà người ta” hay xu thế xã hội để áp vào con mình. 

Cũng có cha mẹ sử dụng sự sợ hãi để thúc đẩy con, dùng đòn roi, lời chỉ trích miệt thị hay kỳ vọng con thực hiện ước mơ của mình ngày trước.

- Không thể phủ nhận mỗi đứa trẻ cần có cách giáo dục khác nhau. Có những trẻ thích được bảo ban nhẹ nhàng nhưng cũng có những trẻ trưởng thành từ sự nghiêm khắc. Vậy phụ huynh cần có cách giáo dục như thế nào cho phù hợp với từng tính cách của trẻ?

Trước hết, tôi quan niệm không có đứa trẻ hư mà là do cách giáo dục của cha mẹ. Con cái sẽ học theo cách hành xử của cha mẹ. Đầu tiên cha mẹ cần phải làm gương, hành xử đúng mực trước. Nếu con hành xử chưa đúng, cha mẹ cần bao dung, và nhận trách nhiệm giáo dục của mình thay vì chỉ trích lỗi hoàn toàn là của con. 

Với những em có cá tình mạnh, cần cho con cơ hội sửa sai, trao cho con quyền được thể hiện bản thân và khuyến khích con. Với những em có sự nhút nhát, dè dặt hơn, cha mẹ, thầy cô cần hướng dẫn cụ thể và đồng hành sát sao cùng con đến khi con làm được. 

Khi con đã làm được rồi, con sẽ có động lực và niềm tin vào bản thân để tiếp tục phát huy, chiến thắng sự e dè.

- Làm sao để áp lực tạo nên kim cương chứ không phải vết thương?

Bản thân các bạn trẻ cần tự tin tham gia vào môi trường mình yêu thích như các CLB sở thích, chuyên môn phù hợp với điểm mạnh, nguyện vọng của mình để phát huy tối đa sở trường của mình. Khi gặp áp lực, hãy chia sẻ với cha mẹ, thầy cô hoặc tìm đến bác sĩ tâm lí.

Các cha mẹ và thầy cô cần nâng cao năng lực nhận thức sức khỏe tinh thần qua việc đọc sách và tìm hiểu những kiến thức về tâm lí để hiểu tâm lí mỗi giai đoạn của trẻ, từ đó biết cách thức ứng xử phù hợp với con. 

Cha mẹ nên dùng lời khen, khuyến khích, chăm chú quan sát, lắng nghe con, phát hiện điểm mạnh dựa trên sự chú ý, quan sát để con nhận ra điểm mạnh của mình. Đồng thời làm gương về cách ứng xử, đạo đức và lối sống chuẩn mực. 

Bố mẹ dạy con cách làm người nhưng tuy nhiên, bố mẹ cũng cần học làm bố mẹ trước.

- Xin cảm ơn ông!

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN