Phát thanh số - xu hướng của phát thanh hiện đại (phần 2)

(Sóng Trẻ) - Hệ thống phát thanh tại Việt Nam được hình thành cách đây hơn nửa thế kỉ, đến nay đã phát triển mạnh gồm 1 đài quốc gia và 63 đài địa phương với tổng cộng trên 70 kênh phát thanh. Nài ra còn có hơn 600 đài truyền thanh cấp huyện và 8000 đài truyền thanh cấp xã. Tuy nhiên, tất cả các đài phát thanh, truyền thanh ở Việt Nam hiện nay đều sử dụng công nghệ phát tương tự (analog) với nhiều hạn chế. Chuyển sang phát thanh số là một hướng đi tất yếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nào sẽ được lựa chọn cho phát thanh số của Việt Nam?


Cần xem xét từ nhiều khía cạnh

Việt Nam là một đất nước đang phát triển, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Trong tình hình đó, chủ trương số hóa phát thanh tại Việt Nam cũng phải xem xét từ nhiều khía cạnh, trước hết là vấn đề chi phí đầu tư. Khi áp dụng những công nghệ chưa được tiêu chuẩn hóa sẽ gây lãng phí lớn trong đầu tư cũng như ảnh hưởng đến hàng trăm triệu máy thu thanh. Đối với một nước chưa có nền công nghiệp điện tử phát triển, hầu hết các linh kiện, thiết bị đều phải nhập khẩu như nước ta thì việc lựa chọn tiêu chuẩn đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng như tiêu chuẩn DAB hay DRM là điều cần thiết bởi thiết bị thu phát sóng phát thanh ở các nước này đã được phổ biến và giá thành cũng hợp lí. 

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều thiết bị thu, phát sóng ngắn, sóng trung có thể chuyển sang công nghệ DRM, đây rõ ràng là một lợi thế rất lớn. Vào tháng 7/2005, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng thử nghiệm theo công nghệ DRM tại Đồng Hới (Quảng Bình) trên cơ sở cải tiến máy phát 200 kW của Haris.
 
71219a732_anh4.jpg
Thiết bị thu theo tiêu chuẩn DAB được giới thiệu tại Hội nghị Phát thanh châu Á 2013 (Ảnh: vov.vn)

Yếu tố cần được xem xét tiếp theo trong lộ trình số hóa phát thanh là chất lượng tín hiệu và khả năng phủ sóng, nhất là khi yêu cầu của khán thính giả ngày càng cao. Đối với chất lượng tín hiệu, hiện nay trên thế giới, tiêu chuẩn DAB đang cho chất lượng tín hiệu tốt nhất. Theo đánh giá của các chuyên gia, tiêu chuẩn DAB cho chất lượng ngang với đĩa CD. Hơn nữa, tiêu chuẩn DAB phù hợp với vùng phủ sóng rộng, trong các khu vực đông dân cư với những loại hình mới và đa dạng khiến phát thanh không chỉ là nghe mà còn là nhìn, đọc, giải trí… Công nghệ DAB cũng cho phép phát nhiều kênh phát thanh trên một dải tần (6 chương trình stereo hoặc 16 chương trình mono trên cùng một kênh tần), như vậy sẽ tiết kiệm được tài nguyên, chi phí đầu tư. 

Có thể thấy trong tương lai, tiêu chuẩn DAB sẽ là tiêu chuẩn phổ biến cho phát thanh trên thế giới bởi nhiều ưu điểm. Cụ thể, Hàn Quốc hiện đang là nước phát triển công nghệ DAB rất thành công. Đến năm 2006, khoảng 14 triệu thiết bị thu DMB đã được bán tại quốc gia này, 40% điện thoại di động bắt được DMB (DMB là tên riêng Hàn Quốc đặt cho tiêu chuẩn phát thanh DAB). 

Bài học từ Singapore

Singapore là nước đầu tiên tại Đông Nam Á triển khai dịch vụ DAB trên phát thanh vào năm 1999. Tuy nhiên sau một thời gian, đến ngày 1/12/2011, MediaCorp - tập đoàn truyền thông lớn nhất Singapore đã tuyên bố chấm dứt phát sóng phát thanh bằng tiêu chuẩn DAB. Lý do bởi tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này trì trệ, cùng với đó là cạnh tranh từ sự phát triển nhanh chóng của phát thanh trên internet, phát thanh qua điện thoại di động đã khiến phát thanh qua thiết bị DAB trở nên mờ nhạt. Như vậy sau 12 năm hoạt động không hiệu quả, MediaCorp đã chính thức dừng áp dụng tiêu chuẩn DAB và trở về phát qua FM.

Có thể thấy, khi áp dụng một tiêu chuẩn mới cho phát thanh số, chúng ta cần phải xem xét thật kĩ lưỡng về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, chất lượng của chúng. Cần có một lộ trình số hóa thích hợp, tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm các tiêu chuẩn; từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để phát thanh Việt Nam có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu của thính giả và tăng sức cạnh tranh.

Phạm Thế Dũng
Phát thanh K31 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN