Phố cổ Hà Nội: Tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè gây mất an toàn giao thông những ngày cuối năm

(Sóng trẻ) - Các quán ăn, quán nước và địa điểm trông giữ xe trong khu vực phố cổ Hà Hội tiếp tục lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, gây cản trở các phương tiện tham gia giao thông, nguy hiểm cho người đi đường. 

1.jpg
Vỉa hè phố Nhà Chung la liệt bàn ghế của các quán trà chanh. (Ảnh: Thu Hoà)

 

Còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến ngày lễ Noel và 2 tuần nữa là dịp Tết Nguyên Đán, nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách lại tập trung ở khu vực phố cổ để tham quan, chụp ảnh, ăn uống khiến cho lượng xe lưu thông trở nên đông đúc. Tuy nhiên, tình trạng các cửa hàng và các điểm trông giữ xe lấn chiếm vỉa hè, thậm chí cả lòng đường gây ùn tắc giao thông.

Theo ghi nhận, tình trạng này diễn ra tại các con phố như: Nhà Thờ, Nhà Chung, Hàng Mã, Lý Quốc Sư, Hàng Nón, Hàng Mành… Việc người dân dừng đỗ xe không đúng nơi quy định cộng với các hàng quán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, trông giữ xe đã cản trở các phương tiện giao thông qua đây.

2.jpg

Xe máy của các các điểm trông giữ xe tự phát tràn xuống lòng đường tại phố Hàng Mã, Lý Quốc Sư.(Ảnh: Thu Hoà)

 

3.jpg
Người dân để xe lộn xộn để chụp ảnh phía trước Nhà thờ Lớn.(Ảnh: Thu Hoà)

 

Chị Đinh Phương Ly (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết: “Thường vào dịp cuối năm mình hay đi dạo phố để ngắm cảnh thư giãn nhưng vì vỉa hè bị lấn chiếm nên buộc mình phải đi khép nép xuống lòng đường và di chuyển cùng các phương tiện khác như xe máy, ô tô… như vậy rất nguy hiểm và dễ xảy ra va chạm”.

4.jpg
5.jpg
Người dân buộc phải đi xuống lòng đường vì vỉa hè đã bị lấn chiếm bởi các quán ăn. (Ảnh: Thu Hoà)

 

Chị Khánh Châu (Sài Gòn) phản ánh: “Khi ra Hà Nội du lịch dịp cuối năm mình thấy mọi người đi chơi nhiều hơn, ngồi ăn uống trên vỉa hè rất lộn xộn. Đáng ra, vỉa hè là dành cho người đi bộ nhưng giờ thì mình phải đi xuống lòng đường. Bên cạnh đó, mọi người còn dựng xe xuống đường ngang nhiên chụp ảnh check-in trước cửa Nhà thờ Lớn khiến cho người và xe trở nên toán loạn, mất trật tự an toàn”.

Những hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Điều này đã được Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (Khoản 1, Điều 36), nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Cụ thể, việc lấn chiếm lòng lề đường là hành vi vi phạm hành chính và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.”

Trên thực tế, các cơ quan chức năng trên địa bàn Hà Nội liên tục ra quân, dẹp trật tự vỉa hè nhưng một thời gian trực trạng lấn chiếm lại tái diễn gây mất an toàn giao thông cho người đi đường.

Luật sư Nguyễn Đăng Thái (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: Căn cứ điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. Đối với hành vi sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa… hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

Luật sư Nguyễn Đăng Thái cũng cho biết thêm, để giải quyết vấn đề trên, các cơ quan chức năng, các sở ngành liên quan phải phối hợp ra quân lập lại trật tự văn minh đô thị và cũng “phải chịu một phần trách nhiệm” nếu xử lý chưa quyết liệt, để vỉa hè bị lấn chiếm, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt quy định sử dụng vỉa hè, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, các qui định, qui ước về nếp sống văn minh đô thị; phát động phong trào xây dựng văn hóa cộng đồng trong nhân dân.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN