Cu đơ Hà Tĩnh - Thức quà ý vị tình quê

(Sóng trẻ) - “Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh” Câu hát ngân lên làm biết bao con người Hà Tĩnh xa quê hay những du khách đã đến Hà Tình không khỏi bồi hồi thương nhớ về vùng đất đầy nắng và gió này. Một thức quà để lại dấu ấn riêng cho miền quê Hà Tĩnh khiến người đời nhớ mãi không quên là kẹo cu đơ.

Kẹo cu đơ là đặc sản nổi tiếng của quê Hương Hà Tĩnh, thứ mà mỗi khi du khách đến người dân đôn hậu nơi đây mời đầu tiên kèm theo một bát nước chè xanh như bày tỏ lòng thành hiếu khách, và là một nét truyền thống từ bao đời nay. Kẹo cu đơ có hình tròn như mặt trăng đêm rằm, nhìn bề ngoài thô ráp và sần sùi nhưng lại rất thơm, có vị đậm đà của mật mía, thơm cay cay của gừng tươi, giòn tan của lạc và bánh tráng vừng. Miếng bánh vừa dai, vừa ngọt, vừa thơm lại vừa cay, ăn rất “lạ miệng”.

Cu đơ - nét riêng của vùng đất Hà Tĩnh

Nguồn gốc cái tên “cu đơ” cũng xuất phát lâu rồi, người ta kể rằng Cu đơ xuất phát đầu tiên ở vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh từ thời Pháp thuộc. Kẹo do ông Cu Hai sáng chế ra để bán cho bà con trong làng. Nhưng khi lính Pháp đến quán ông ăn, thưởng thức quà lạ này nên đã đặt tên cho dễ nhớ, bởi thế kẹo Cu Hai thành Cu Đơ.

Để hiểu kỹ hơn về quy trình làm cu đơ, tôi có cơ hội trò chuyện cùng bà Lạc chủ thương hiệu cu đơ Lạc Đoài tại Hương Sơn – Hà Tĩnh.

Bà Lạc kể: “thương hiệu cu đơ Lạc Đoài đã có trên thị trường hơn 15 năm, 15 năm nay kể cả những người con xa quê hay du khách đến đây đều tìm mua cu đơ Lạc Đoài. Hương vị kẹo nhà tôi cũng rất đặc biệt, kẹo được làm dày đặc và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người sử dụng”

1.jpg
Mẻ cu đơ đầu tiên vừa mới nấu xong

 

“Để làm nên những chiếc cu đơ chất lượng tôi phải chọn lọc những hạt lạc to tròn, vỏ có màu sáng, các hạt đều nhau. Bánh tráng được lựa chọn cẩn thận, đặc biệt phải quạt bánh tráng phải bằng than và giữ độ giòn cho bánh thì mới làm được những chiếc cu đơ ngon, hấp dẫn du khách. Bước cần phải chú ý nhất là khi nấu mật mía, phải cho nhỏ lửa và khuấy đều tay. Khi mật đã nấu đủ độ thì cho gừng cắt lát và lạc rang vào, đảo đều trong vòng 5 phút là có thể tắt bếp” – Bà Lạc chia sẻ về cách nấu những chiếc cu đơ ngon, hấp dẫn.

2.jpg
Đôi bàn tay khéo léo, cẩn thận quạt bánh tráng của người làm kẹo

 

Trong buổi trò chuyện cùng với bà Lạc tôi có quan sát cách bà nấu cu đơ, điều làm tôi chú ý nhất là bước cuối cùng để tạo nên thành phẩm. Với đôi bàn tay khéo léo trong nhiều năm làm nghề, khi đổ kẹo bà sử dụng bánh tráng vừng đặt lên một chiếc đĩa vừa đổ kẹo vừa tráng bánh cho hài hòa để có một chiếc kẹo bắt mắt, thẩm mỹ. Cu đơ được bà phân chia thành hai loại, một loại được bà gói trong báo giấy theo phong cách truyền thống, loại còn lại được bà đóng trong hộp nhựa.

3.jpg
Cu đơ được đóng gói bằng giấy báo theo cách truyền thống

 

Cu đơ được làm với nguyên liệu tự nhiên, lấy từ nhiều vùng đất nông nghiệp khác nhau và không sử dụng chất bảo quản là những ưu điểm khiến cu đơ được rất nhiều người tin tưởng và yêu thích. Những chiếc kẹo cu đơ tuy nhỏ bé, nhưng hương vị và tên gọi của nó chứa đựng cả linh hồn quê hương.

Chị Kiều Diễm (Hà Nội) chia sẻ khi lần đầu được thưởng thức cu đơ Hà Tĩnh: “Khi được cắn miếng cu đơ, mật ngọt tan chảy trong miệng, uống cùng với bát nước chè xanh mình có cảm giác như lúc ăn bánh trung thu ngắm trăng vậy, và cũng có một thứ gì đó rất đặc biệt, rất riêng từ thức quà này. Với mình đằng sau những chiếc kẹo cu đơ là tất cả những gì tinh túy nhất của Hà Tĩnh được gửi gắm qua đó”.

“Trong ký ức của mình, người dân Hà Tĩnh kiên cường, chịu thương, chịu khó, tần tảo nắng mưa. Chiếc bánh cu đơ tròn đầy như biểu tượng cho con người nơi đây, vỏ ngoài thô ráp sần sùi, bên trong là lớp mật ngọt và đậu phộng béo bùi. Giống như người Hà Tĩnh vậy, dù vẻ ngoài có khô khan nhưng bên trong tâm hồn lúc nào cũng nhiệt thành sâu sắc” – Chị Kiều Diễm chia sẻ thêm.

Theo thời gian, kẹo cu đơ đã trở thành một sản phẩm có thương hiệu và chỗ đứng trong ẩm thực Việt, đồng thời trở thành một sản phẩm văn hóa đặc trưng cho dải đất miền Trung nắng gió.

Thức quà cho khu khách phương xa

Kẹo cu đơ là nhịp cầu kết nối những người con xa xứ với mảnh đất nơi “chôn rau cắt rốn”. Cu đơ mang trong mình danh xưng cao cả “đặc sản” Hà Tĩnh để mỗi khi du khách đến đây đều mang cu đơ về như một món quà kính biếu họ hàng.

4.jpg
Cu đơ bà Hường được đóng gói cẩn thận để làm quà cho du khách

 

Kẹo cu đơ như là niềm tự hào của những người dân Hà Tĩnh để đi đâu, ở đâu thức quà bình dị này là hình ảnh gợi nhớ quê nhà. Người dân Hà Tĩnh xem kẹo cu đơ như là linh hồn của quê hương, vừa giản dị, chân phương lại ngọt ngào tình quê.

Vẻ ngoài của cu đơ như tượng trưng cho con người nơi đây – lam lũ khó nhọc. Cũng chính vì điều này mà cu đơ đã trở thành một thức quà ngọt ngào cho những người con xa xứ khi trở về với quê hương. Mỗi lần đi xa hay trở về những người con xa quê lại cồn cào nhớ vị ngọt mát của mật mía, vị béo bùi của lạc, vị ấm nóng của gừng cùng với bát nước chè xanh trong buổi chiều tà.

Để hiểu hơn về tâm tư của những người con xa xứ lâu ngày không được thưởng thức cu đơ – thức vị quê hương, tôi có cơ hội được trò chuyện cùng anh Nguyễn Hiếu đến từ Hương Khê - Hà Tĩnh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Moscow Nga.

Anh Hiếu chia sẻ: “Đối với mình cu đơ không còn là một món ăn vặt như ngày bé, hiện tại nó với mình như một thứ gì đó để gợi nhớ về quê hương. Mỗi lần về quê, mình đều mang cu đơ đến cho bạn bè ở Nga thưởng thức. Ăn xong họ đều thốt lên Ой, очень вкуснo – Ôi, nó thật là ngon.”

Cu đơ đã gợi dậy một khoảng ký ức tuổi thơ đã qua của anh Hiếu, anh kể rằng: “Ngày còn nhỏ, không phải như bây giờ cứ muốn ăn cu đơ là có thể mua được. Nhiều năm trước ở quê còn nghèo lắm, chỉ khi cha mẹ đi tỉnh về mới có dịp mua cho một bịch cu đơ, cả nhà cùng quây quần bên nhau, ngồi xem ti vi ăn cu đơ uống bát nước chè xanh, những kỷ niệm thuở ấy khó có thể tìm lại được trong tương lai.”

Mang đến giá trị kinh tế

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” được tổ chức tại Hà Tĩnh, ông Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết: “đề án OCOP được triển khai, trong đó có sản phẩm kẹo cu đơ cùng nhiều sản phẩm khác góp phần làm sống lại các giá trị truyền thống của địa phương, tạo ra chất lượng sản phẩm tốt, có thị trường bền vững, gia tăng giá trị sản xuất và đương nhiên thu nhập người dân cũng sẽ tăng lên rất nhiều”.

Hiện nay, ở Hà Tĩnh có rất nhiều cơ sở và làng nghề sản xuất, chế biến và tiêu thụ kẹo cu đơ, sản lượng ước tính 90.000 sản phẩm/tháng. Rất nhiều hộ gia đình đã kinh doanh nghề kẹo như một nghề chính. Cả tỉnh có khoảng trên 400 lò kẹo lớn nhỏ, thu hút lượng lao động lớn, nổi bật với nhiều thương hiệu tên tuổi như: Cu đơ Hương Sơn, Bà Hường, Lạc Đoài, Thanh Hạnh, Phong Nga…

5.jpg
Khuôn viên bếp nấu kẹo cu đơ bà hường

 

Trung bình mỗi ngày ở Hà Tĩnh sản xuất và tiêu thụ khoảng 20 tấn kẹo được đóng gói. Thu nhập bình quân cho những người làm nghề này khoảng từ 4.500.000 – 5.000.000 đồng/tháng. Phát triển sản xuất nghề làm kẹo cu đơ không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho bà con nông dân, mà còn gìn giữ và phát triển một ngành nghề truyền thống có từ lâu đời.

Đến nay, kẹo cu đơ đã được rất nhiều người biết đến, kẹo đã theo chân người bán buôn đi khắp mảnh đất hình chữ S thân quen và được trao tận tay đến bạn bè quốc tế như một thức quà quê hương gửi tặng.

Năm 2018, tỉnh Hà Tĩnh triển khai đề án OCOP (mỗi xã một sản phẩm); kẹo cu đơ được lựa chọn là một trong 6 sản phẩm làm điểm nhấn để nhân ra diện rộng. Đến thời điểm này các cơ sở sản xuất kẹo cu đơ đã xây dựng, mở rộng và nâng cấp quy mô; thiết kế bộ nhận diện thương hiệu; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng phóng sự về sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; chuẩn hóa bao bì; vận hành chương trình giám sát, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN