Phố Hàng Đường, nơi lưu giữ hương vị ô mai của người Hà Nội

Theo thời gian, nhiều nghề truyền thống ở Phố cổ dần mai một, duy chỉ có Hàng Đường vẫn giữ nguyên được nghề làm ô mai xưa của cha ông để lại.

Nhắc đến phố Hàng Đường, người ta sẽ hình dung ngay đến hương vị của những món ô mai đã trở thành thương hiệu. 

Ô mai Hàng Đường mang đủ sắc vị: chua, cay, mặn, ngọt. Một cửa hàng nơi đây có đến hàng trăm vị ô mai khác nhau vô cùng hấp dẫn. Chính điều ấy khiến cho những người dân xa quê, dù đi xa bao năm, vẫn không thể quên được hương vị ô mai Hàng Đường.

Bà Kiếm, người Hà Nội gốc chia sẻ: "Ngày bà còn bé, gói ôm mai chỉ khoảng mấy đồng thôi, xưa cứ có gói ô mai là đi đem chia cho các bạn trong xóm, ai cũng thích. Ô mai bây giờ không được như ngày xưa, muốn mua ô mai nn bây giờ thì tết nhất con cháu hay lên Hàng Đường mua biếu. Đã bao nhiêu năm rồi nhưng ô mai trên Hàng Đường vẫn có vị nn đặc trưng như khi xưa bà ăn."

Bởi vậy, dù không ít nơi bày bán mặt hàng này nhưng đối với du khách hay người Hà Nội, ô mai Hàng Đường là thức quà không thể thiếu dành tặng cho bạn bè, người thân mỗi dịp đi xa. 

                

5aca24413_screen_shot_20160926_at_06.28.37.png

Ô mai Hàng Đường, món ăn vặt đặc sản của người Hà Nội.


Ngày nay, công nghệ máy móc phát triển giúp việc làm ô mai được nhanh hơn, nhưng nhiều người dân nơi đây vẫn áp dụng phương pháp làm ô mai thủ công được ông cha truyền lại.

Nhiều người làm ô mai gia truyền chia sẻ, việc làm bằng phương pháp thủ công cần thời gian, cần công sức nhiều hơn nhưng đem lại sản phẩm có chất lượng nn hơn, đúng với ý muốn của mình.

4fae7fa0f_14408054_1078192975632880_543493522_o.jpg

Cách làm ô mai truyền thống của phố Hàng Đường.

Để làm ra được những trái ô mai nn và hấp dẫn cần rất nhiều công đoạn. Việc sơ chế ô mai cũng không phải là một việc đơn giản, dưới bàn tay khéo léo của người chế biến, trái cây khi được muối, ủ không bị khô mà vẫn giữ nguyên được vị đặc trưng của thức quả, làm sao cho vừa nn, vừa đẹp mắt.

Anh Long, một người làm ô mai chia sẻ: " Muốn làm ô mai phải qua rất nhiều công đoạn và vấn đề vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu, ô mai phải muối và ủ sao cho quả giòn không bị quắt, phải giữ được thịt của quả và đảm bảo mặt hình thức".

Ngày trước, ô mai chỉ có hai vị chính là chua và mặn, sau này những người làm ô mai đã thêm vị ngọt đường, vị cay của gừng và vị thơm của cam thảo sao cho hợp với khẩu vị người Hà Nội.



5aca24413_screen_shot_20160926_at_06.28.24.png

Ô mai sấu thì chua chua cay cay sần sật.


“Bây giờ nhiều loại ô mai được nhập khẩu nhưng vẫn không lại nào nn bằng ô mai Hàng Đường”.Bác Thân, người học nghề làm ô mai tâm sự: "Tôi học làm ô mai một phần vì sở thích cá nhân, một phần vì muốn gìn giữ được hương vị ô mai của Hà Nội, còn nhớ hồi bé mà được mẹ mua cho ô mai thì thích lắm, tôi muốn thế hệ sau này vẫn được ăn những trái ô mai nn như ngày xưa mình ăn."

.

5aca24413_screen_shot_20160926_at_06.28.30.png

Ô mai mơ chua chua, cay cay vị gừng.


Để thưởng thức được trái ô mai nn, cũng là cả một nghệ thuật của người Hà Nội. Ăn ô mai không nên ăn vội vã mà phải thưởng thức từ từ, chậm dãi, cảm nhận vị nn từ nài vào trong miếng ô mai, từ những miếng đầu tiên cho đến miếng cuối cùng vẫn còn lưu lại hương vị trong miệng.

Người lớn tuổi thường có thói quen thưởng thức ô mai bên cạnh một chén trà một cách tao nhã. Ô mai còn là thức quà không thể thiếu trong những dịp lễ tết. Thức quà giản gị nhưng mang đậm hương vị truyền thống, sự đặc trưng trong nét ẩm thực của người Hà Nội. 

Có lẽ chính vì vậy mà nghề làm ô mai truyền thống vẫn được lưu truyền mãi đến ngày nay.


Bùi Phương Anh

Đa phương tiện k33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN