Sân chơi không phải dể... chơi
Nhớ cái dạo chúng ta mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, Ông anh tôi ở quê ra chơi Hà Nội. Ông này có tính hay thắc mắc. Buổi tối, cơm nước xong, ông hỏi tôi...
- Này chú. Bây giờ ta gia nhập “Vê-kép-tê-ô” rồi, chắc là sẽ vui vẻ lắm nhỉ?
- Sao anh lại nghĩ là vui vẻ?
- Không vui, sao đài, báo ở ta cứ gọi là “sân chơi”?
- Có lẽ đó là do thói quen mà người ta gọi thế thôi, chứ gia nhập WTO là một công việc quan trọng, nghiêm túc lắm đấy anh ạ. Nó có thể làm thay đổi diện mạo của cả đất nước mình đấy…
- Chết thật! Đài, báo mà cứ gọi như thế, tất nhiên bà con nông dân chúng tôi nghĩ chắc là có chuyện gì vui vẻ lắm. Đại loại nó cũng như sân chơi âm nhạc trên ti-vi hay là cái chương trình “Làng vui chơi – làng ca hát” của Đài phát thanh ấy? Tha hồ mà thi nhau ca hát, tha hồ mà nhảy múa?
- Thế là hiểu sai đấy anh ạ! Khối anh đang lo méo mặt đấy! Bây giờ là phải sòng phẳng, phải rõ ràng minh bạch. Lâu nay, nhiều doanh nghiệp ở ta vẫn dùng các thủ đoạn xấu để cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau. Bây giờ doanh nghiệp nước nài vào cạnh tranh sòng phẳng. Anh nào mà làm ăn lèm nhèm là sạt nghiệp chứ chẳng chơi đâu!
- Như thế, cũng giống như báo chí ta hay nói là “Thua ngay trên sân nhà”, phải không chú?
- Đúng thế đấy. Nhất là đối với những anh làm ăn chụp giật, lừa đảo, những anh quen cái thói dựa dẫm, khi có ăn thì câm như thóc, khi bị thiệt hại thì nhảy dựng lên đòi Nhà nước bù lỗ…
- Những anh như thế thì có chết cũng chẳng ai cứu được. Còn những doanh nghiệp đàng hoàng, có gì mà phải sợ? Cây ngay không sợ chết đứng, đúng không nào?
- Chưa chắc. Anh cứ ngẫm lại cái vụ kiện cá ba-sa với vụ kiện tôm trước đây mà xem. Cây ngay mà vẫn có thể chết đứng như thế đấy. Lẽ phải của mình nhưng lại là cái lẽ trái đối với người ta. Chết do thừa lẽ phải nhưng lại thiếu hiểu biết...
- Phức tạp quá nhỉ? Thế thì đừng có gọi đó là “sân chơi” nữa. Sân chơi mà nhiều nỗi lo thế thì vui vẻ chơi bời cái nỗi gì? Mà sao lại đi rước cái lo về thế nhỉ? Ôm rơm cho rặm bụng!
- Không hẳn như thế đâu. Gia nhập WTO, ta có nhiều cái lợi chứ. Khối nước đang muốn xin vào nhưng đã được đâu? Nhưng mà cũng có nhiều trở ngại, thách thức. Muốn vượt qua, phải biết đoàn kết. Đoàn kết tốt sẽ tạo ra sức mạnh để chiến thắng…
- Chú nói thế, nghe cũng giống như thời chiến tranh ấy nhỉ? Ta chiến thắng, là vì chúng ta biết đoàn kết?
- So sánh thế cũng không hoàn toàn sai đâu. Chỉ có điều đây là một mặt trận khác - mặt trận kinh tế. Không chỉ cần phải có tinh thần đoàn kết mà còn phải có sự hiểu biết và phải luôn luôn linh hoạt, mềm dẻo nữa…“Biết người, biết ta - Trăm trận, trăm thắng” kia mà.
- Bây giờ thì tôi hiểu rồi. “Sân chơi” này không phải để chơi, phải vậy không chú?
Đó là chuyện dạo trước. Hôm qua, ông anh tôi lại ra. Cũng như mọi lần, buổi tối, cơm nước xong, ông hỏi vặn:
- Thế dưng mà chú phải giải thích cho tôi: Vì sao cái Công ty Vê-đan nó giết chết cả một con sông Thị Vải trong suốt mười năm trời mà không ai nói năng gì? Thế những người được Nhà nước trả lương để bảo vệ con sông ấy họ làm cái gì trong suốt mười năm ấy?...
- Này chú. Bây giờ ta gia nhập “Vê-kép-tê-ô” rồi, chắc là sẽ vui vẻ lắm nhỉ?
- Sao anh lại nghĩ là vui vẻ?
- Không vui, sao đài, báo ở ta cứ gọi là “sân chơi”?
- Có lẽ đó là do thói quen mà người ta gọi thế thôi, chứ gia nhập WTO là một công việc quan trọng, nghiêm túc lắm đấy anh ạ. Nó có thể làm thay đổi diện mạo của cả đất nước mình đấy…
- Chết thật! Đài, báo mà cứ gọi như thế, tất nhiên bà con nông dân chúng tôi nghĩ chắc là có chuyện gì vui vẻ lắm. Đại loại nó cũng như sân chơi âm nhạc trên ti-vi hay là cái chương trình “Làng vui chơi – làng ca hát” của Đài phát thanh ấy? Tha hồ mà thi nhau ca hát, tha hồ mà nhảy múa?
- Thế là hiểu sai đấy anh ạ! Khối anh đang lo méo mặt đấy! Bây giờ là phải sòng phẳng, phải rõ ràng minh bạch. Lâu nay, nhiều doanh nghiệp ở ta vẫn dùng các thủ đoạn xấu để cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau. Bây giờ doanh nghiệp nước nài vào cạnh tranh sòng phẳng. Anh nào mà làm ăn lèm nhèm là sạt nghiệp chứ chẳng chơi đâu!
- Như thế, cũng giống như báo chí ta hay nói là “Thua ngay trên sân nhà”, phải không chú?
- Đúng thế đấy. Nhất là đối với những anh làm ăn chụp giật, lừa đảo, những anh quen cái thói dựa dẫm, khi có ăn thì câm như thóc, khi bị thiệt hại thì nhảy dựng lên đòi Nhà nước bù lỗ…
- Những anh như thế thì có chết cũng chẳng ai cứu được. Còn những doanh nghiệp đàng hoàng, có gì mà phải sợ? Cây ngay không sợ chết đứng, đúng không nào?
- Chưa chắc. Anh cứ ngẫm lại cái vụ kiện cá ba-sa với vụ kiện tôm trước đây mà xem. Cây ngay mà vẫn có thể chết đứng như thế đấy. Lẽ phải của mình nhưng lại là cái lẽ trái đối với người ta. Chết do thừa lẽ phải nhưng lại thiếu hiểu biết...
- Phức tạp quá nhỉ? Thế thì đừng có gọi đó là “sân chơi” nữa. Sân chơi mà nhiều nỗi lo thế thì vui vẻ chơi bời cái nỗi gì? Mà sao lại đi rước cái lo về thế nhỉ? Ôm rơm cho rặm bụng!
- Không hẳn như thế đâu. Gia nhập WTO, ta có nhiều cái lợi chứ. Khối nước đang muốn xin vào nhưng đã được đâu? Nhưng mà cũng có nhiều trở ngại, thách thức. Muốn vượt qua, phải biết đoàn kết. Đoàn kết tốt sẽ tạo ra sức mạnh để chiến thắng…
- Chú nói thế, nghe cũng giống như thời chiến tranh ấy nhỉ? Ta chiến thắng, là vì chúng ta biết đoàn kết?
- So sánh thế cũng không hoàn toàn sai đâu. Chỉ có điều đây là một mặt trận khác - mặt trận kinh tế. Không chỉ cần phải có tinh thần đoàn kết mà còn phải có sự hiểu biết và phải luôn luôn linh hoạt, mềm dẻo nữa…“Biết người, biết ta - Trăm trận, trăm thắng” kia mà.
- Bây giờ thì tôi hiểu rồi. “Sân chơi” này không phải để chơi, phải vậy không chú?
Đó là chuyện dạo trước. Hôm qua, ông anh tôi lại ra. Cũng như mọi lần, buổi tối, cơm nước xong, ông hỏi vặn:
- Thế dưng mà chú phải giải thích cho tôi: Vì sao cái Công ty Vê-đan nó giết chết cả một con sông Thị Vải trong suốt mười năm trời mà không ai nói năng gì? Thế những người được Nhà nước trả lương để bảo vệ con sông ấy họ làm cái gì trong suốt mười năm ấy?...
LTKT
Cùng chuyên mục
Bình luận