Sốc với “hàng hiệu” giá bằng ba cốc trà đá


(Sóng Trẻ) - Cứ tầm chiều tối, dọc đoạn vỉa hè từ chợ Nhà Xanh đến chợ Sinh Viên (đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội) lại chen chúc người đến mua quần áo, dày dép, mũ nón, mỹ phẩm, … với giá siêu rẻ. Chỉ cần 100.000đ là bạn có thể rủng rỉnh sắm cho mình đủ bộ trang phục với quần, áo, váy, giầy, dép, túi xách,...

Một chiếc áo hàng hiệu có giá bằng 3 cốc trà đá


Một chiếc áo sơ mi hiệu The Blue trên thị trường có giá 150.000 – 300.000đ  nhưng cũng chiếc áo với cùng nhãn hiệu đó bán trên vỉa hè Xuân Thuỷ - Cầu Giấy lại có giá chỉ 20.000 – 30.000đ/1 chiếc, thậm chí có chỗ giảm giá xuống còn 5.000 – 10.000đ/1 chiếc. Có nhiều mặt hàng bán đống trên vỉa hè, nhất là quần áo với mức giá khó tin từ 5000đ – 15000đ/chiếc. Trong khi vào những shop quần áo, giá thành có thể lên tới vài trăm thậm chí là hàng triệu.

915794d99_1_13.jpg
Các cửa hàng thời trang vỉa hè luôn tấp nập người mua (Ảnh: Internet)

Do giá thành quá rẻ nên lúc nào các quầy bán cũng đông người mua. Khách hàng phần lớn là sinh viên. Phương Nam (Đại học Mở Hà Nội) khoe: “Mình sắm được gần như tất tần tật đồ đạc mà chưa hết đến 200.000đ. Quần áo, giày dép ở đây rất rẻ, nếu nhanh tay thì chọn được nhiều đồ đẹp lắm”.

Bạn Lê Thanh Tâm (Đại học Sư Phạm Hà Nội) cũng hí hửng: “Một chiếc áo hiệu LV mà giá chỉ có 20.000đ, nhìn đẹp không khác gì trong shop, mà sờ chất cũng được”. Tâm ở gần trường nên ba bốn ngày lại ra đây mua đồ. “Bỏ ra 3 cốc trà đá là mua được cái áo đẹp mặc trên người thì tội gì không mua”, Tâm nói.

Nếu bày hàng siêu rẻ trong cửa hàng thì giá cũng tăng gấp 5, 10 lần và chuyện mua được nó với giá bèo là không thể. “Vì thế, mua đồ ở cửa hàng hay shop phải biết cách mặc cả, không sẽ bị mua hớ”, Ngọc bật mí.

Đánh vào tâm lí sinh viên ham của rẻ, các quầy hàng, ki ốt bán giá rẻ mọc lên như nấm ở những tuyến phố đông đúc sinh viên như: Hồ Tùng Mậu, Nghĩa Đô, Nguyễn Khánh Toàn…

Anh Bùi Trọng Vương, chủ một hàng quần áo mùa hè trên đường Nguyễn Khánh Toàn cho biết: “Chập tối thì người tới mua đông lắm. Cũng do giá thành  phù hợp với túi tiền người mua, nhất là sinh viên. Ở quầy hàng của anh, gía thấp nhất là 5.000đ/chiếc, cao nhất cũng chỉ 100.000đ”.


Nguồn nhập hàng từ đâu?

Khi được hỏi về nguồn gốc nhập của hàng siêu rẻ thì đa số các chủ quầy đều lắc đầu ngây ngẩy, hoặc từ chối, hoặc cố tình lảng tránh.

915794d99_20120405105001_t1.jpg
Áo xuất khẩu mà chỉ có giá 35.000 thì thật khó tin (Ảnh: Internet)

Chị Hoàng Lan, người bán hàng quần áo có giá từ 10 – 15.000đ/chiếc thật thà: “Có mấy đồ bạn chị làm trong công ty tẩu ra nài được nên đem bán giúp, chứ có lãi lời gì được nhiều”. Còn chủ hàng quần áo siêu rẻ cạnh đó cũng cho biết xuất xứ của những mặt hàng siêu rẻ là “được nhập từ các nhà máy đóng kiện đem ra nài chợ tiêu thụ vì lỗi mốt”.

Còn mấy đôi giầy, bộ quần áo, túi sách, ví và dây lưng ở cổng số 2 Sư Phạm của Phương Anh lại xuất phát từ  “đồ của mình mới mua mình không thích dùng nữa thì đem bán, nên người mua không phải lo lắng gì”.

Các mặt hàng siêu rẻ thường không rõ nguồn gốc, mỗi chủ hàng trả lời một khác. Thậm chí có người còn không biết nguồn gốc mặt hàng mình đang bán. Lê Dương Ngân là một trong số trường hợp đó. “Mình cũng chẳng biết nguồn gốc nó từ đâu. Chỉ biết lấy hàng qua người chị cùng quê với giá gốc rẻ hơn, rồi bán với giá cao hơn, mỗi đôi cũng chỉ lãi lời được 5.000đ đến 10.000đ thôi”, Ngân tần ngần.


Của rẻ là của ôi


“Đúng là của rẻ là của ôi. Là sinh viên thì thường ham của rẻ, nên cứ ở đâu rẻ là lao vào. Cũng chính vì cớ đó mà không ít người phát hiện “của rẻ” mình mua được đã bị ôi”, một bạn sinh viên nói.

Kiều Luyến (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng một lần mua được chiếc áo phông với giá 10.000đ nài hàng vỉa hè. Mặc được 15 phút thì khắp người mẩn đỏ. Luyến khẳng định: “Từ lần ấy mình nhớ đến già không bao giờ mua hàng siêu rẻ nữa”.

Chiếc áo có giá bằng 3 cốc trà đá thì không thể nào sánh được với chiếc áo 200.000đ trong shop. Trần Ngân cũng một lần bị một vố nhớ đời khi vừa mới mặc đươc 2 lần chiếc áo 20.000đ mua nài vỉa hè thì bị rách toạc.


Những chiếc áo giá siêu rẻ thường có chất lượng không cao

Không phải ai cũng là tín đồ của những hàng siêu rẻ. Dương Thị Hoa (Đại học Thương Mại) cũng hay đi ngắm hàng siêu rẻ ở đoạn Xuân Thuỷ - Cầu Giấy nhưng rất ít khi mua. Hoa tâm sự: “Nhiều đồ còn mới, đẹp, nguyên mác,… nhưng khi nghe giá chỉ có 10.000đ - 20.000đ/chiếc mình phát hoảng, biết đâu lại là đồ ăn cắp hoặc bệnh tật, viêm nhiễm về da thì chẳng bõ, nên mình không mua nữa”.

Thay vì toát mồ hôi chen chúc vào đám đông để chọn cho mình cái áo ưng ý thì Phạm Thị Ngọc (ĐH Công nghiệp Hà Nội) thường vào các cửa hàng ở chợ Nhà Xanh, hoặc các shop gần đó để mua quần áo. “Thật giả lẫn lộn, đâu đâu cũng thấy la liệt hàng Trung Quốc đóng giả mác. Vào quầy mua, có đắt một chút nhưng vừa lịch sự, vừa an toàn”, Ngọc chia sẻ.


Bùi Nhung

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN