Sôi động các hoạt động trải nghiệm Tết tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

(Sóng trẻ) - Ngày 2/2, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình “Trải nghiệm Tết Việt” với nhiều hoạt động tìm hiểu văn hóa Tết truyền thống, thu hút sự tham gia đông đảo của các bạn học sinh, sinh viên.

Để chào mừng năm Giáp Thìn 2024, trong khuôn khổ chương trình “Trải nghiệm Tết Việt”, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức talkshow chủ đề “Năm rồng nói chuyện rồng” nhằm giới thiệu giá trị văn hóa của con vật này đến gần hơn với công chúng. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Trọng Dương, những bí ẩn về con rồng - một trong 12 con giáp từ từ được giải mã.

Theo PGS.TS Trần Trọng Dương, con rồng là một biểu tượng đa chiều tích, đa văn hóa. Không chỉ người Việt mà còn người Mường, người Tày, người Thái, người Khmer, người Chăm, hầu như dân tộc nào cũng có những biểu tượng rồng riêng của dân tộc mình. 

Trong văn hóa bản địa Việt Nam, con rồng là một trong những loài vật thiêng, được hiểu theo nhiều quan niệm như là thần nước, thần mây mưa sấm chớp, thần bảo hộ mùa màng, thần bảo hộ giao thông… “Con rồng có rất nhiều ý nghĩa tư tưởng, tùy thuộc vào ước vọng của con người. Vì vậy, mỗi biểu tượng rồng lại thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc”, PGS.TS Trần Trọng Dương cho biết thêm. 

anh-talkshow.jpg
Nhiều bạn học sinh tham gia talkshow “Năm rồng nói chuyện rồng” (Ảnh: Phan Hoàn)

Bên cạnh đó, các bạn học sinh còn có cơ hội trải nghiệm gói bánh chưng, in tranh Đông Hồ, viết thư pháp, nặn tò he… Tất cả đều được hướng dẫn tỉ mỉ bởi những nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm đến từ Hội An và Bắc Ninh.

Tại khu vực nhà sàn dân tộc, các trò chơi dân gian như kéo co, đánh cầu lông gà, đẩy gậy… khiến bầu không khí càng thêm nhộn nhịp, hấp dẫn từ trẻ em đến người lớn tham gia. 

Em Nguyễn Trần Khánh Nhi (Trường tiểu học Chu Văn An A, Hà Nội) chia sẻ: “Hôm nay em được chơi nhiều trò chơi dân gian như nặn đất sét, ném pao, đi cầu khỉ… Em cảm thấy rất vui nhưng cũng khá hồi hộp vì đây là lần đầu tiên em được biết đến những trò này”.

anh-2.jpg
Họat động in tranh Đông Hồ khiến nhiều bạn trẻ tò mò (Ảnh: BTC)
anh-4.jpg
Các bạn nhỏ tham gia hoạt động dựng cây nêu (Ảnh: Phan Hoàn) 
anh-1.jpg
Các em nhỏ học gói bánh chưng cùng các nghệ nhân (Ảnh: BTC)

Đặc biệt, một điểm mới khác của chương trình lần này là Bảo tàng tích cực áp dụng công nghệ thực tế ảo và STEM vào nhiều hoạt động khám phá Tết việt. Qua đó, không chỉ giúp các bạn nhỏ hiểu hơn về phong tục ngày Tết mà còn góp phần làm phong phú thêm các trải nghiệm tại bảo tàng, để đưa di sản văn hóa đến gần hơn với thế hệ trẻ. 

 

anh-5.jpg
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tích cực áp dụng công nghệ trong các hoạt động trải nghiệm (Ảnh: BTC) 

Quản lý Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết: “Trong năm vừa rồi Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đón khoảng 430.000 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 50%. Với lượng khách lớn như vậy đòi hỏi chúng tôi phải liên tục đổi mới các cái hoạt động của bảo tàng, từ trưng bày đến trình diễn và đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm như chương trình Khám phá Tết Việt hôm nay. 

Chúng tôi mong muốn thông qua những hoạt động này sẽ tạo một sân chơi bổ ích cho công chúng của Việt Nam nói chung và đặc biệt là các bạn trẻ nói riêng. Qua việc được tương tác, trải nghiệm, khám phá về di sản văn hóa thì các bạn trẻ thêm yêu quý, các di sản văn hóa của Việt Nam và từ đó sẽ nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay”.

Chương trình “Trải nghiệm Tết Việt” là sự kiện mở đầu cho chuỗi các chương trình vui Xuân được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức thường niên. Theo đó, từ mồng 4 - 7 Tết (8h - 17h30), Bảo tàng sẽ tổ chức khai xuân với các hoạt động Hát múa Ải Lao, múa rối nước, viết thư pháp, nặn tò he… Từ mồng 8 - 9 Tết (8h - 21h) là hai ngày diễn ra chương trình “Vui Xuân Giáp Thìn: Sắc thái văn hóa Hội An” với nhiều hoạt động hấp dẫn của hơn 40 nghệ nhân đến từ Hội An, trong đó có chương trình đặc biệt “Đêm Hội An: Cùng thắp sáng di sản”.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN