Sự cần thiết của báo chí phản biện khoa học

(Sóng trẻ) – Hiện nay, có quá nhiều các bài báo khoa học được viết dưới dạng infotainment (information+entertainment).

b89d6ec9f_baochikhoahoc.jpg
Khi một nhà khoa học được yêu cầu viết một bài xã luận về một chuyên đề khoa học mới, người ta hy vọng nhà khoa học đó không chỉ đề cập tới tính mới lạ và tầm quan trọng của nghiên cứu. 

Phần lớn báo chí khoa học hiện đại được viết dưới dạng infotainment (information+entertainment). Nó có nghĩa là những bài báo khoa học cung cấp tin tức cho những độc giả không chuyên. Yếu tố giải trí được đưa vào (có thể qua phỏng vấn, bình luận…) để người đọc thông thường cũng có thể dễ nắm bắt vấn đề khoa học. Những tin tức được cung cấp thường bao gồm: kiến thức nền tảng xung quanh lĩnh vực được đề cập, tổng hợp lại những phát hiện chính và sau đó mô tả lại ý nghĩa và ngụ ý của việc nghiên cứu. Kết cấu này được sử dụng để truyền đạt những khái niệm phức tạp của khoa học, để một người đọc không có kiến thức chuyên về khoa học vẫn có thể nắm được những ý chính trong lĩnh vực bài báo nhắc tới.

Những trích dẫn trực tiếp từ các nghiên cứu cũng giúp làm sáng tỏ động cơ, sự thích đáng, và cả những xúc cảm mạnh mẽ trong quá trình khám phá khoa học. Yếu tố giải trí được sử dụng linh hoạt, từ cách viết lôi cuốn, dí dỏm đến sự lựa chọn chủ đề đề tài. Những sự kết hợp kì lạ trong thế giới động vật cũng có thể mở ra một hướng suy nghĩ; nó làm thay đổi cách nhìn của chúng ta về khởi nguồn của vạn vật trong vũ trụ, của cuộc sống. Những câu chuyện ấm lòng về đứa trẻ mắc bệnh nan y có thể được cứu chữa thông qua đột phá về khoa học, người máy của khoa học viễn tưởng, những giai thoại kỳ quặc, hoặc là sự đấu tranh đầy dũng cảm của các nhà khoa học trong những nghiên cứu… – đây là một số ví dụ về các đề tài sẽ thu hút được trí tưởng tượng của độc giả.

Tuy nhiên, sự kết hợp giữa thông tin và giải trí trong báo chí khoa học hiếm khi đặt ra câu hỏi về giá trị của những nghiên cứu, hay đưa ra những ý kiến phê bình thẩm định. Những chú thích hời hợt, hoặc là bởi những nhà báo, hoặc là được viết dưới dạng trích dẫn – ví dụ như “Không chắc chắn liệu rằng những khám phá, phát minh này sẽ thích hợp với con người”, hoặc “Đây chỉ là bước đầu tiên và còn nhiều nghiên cứu cần thiết nữa”. Những ví dụ này thường được tìm thấy ở phần cuối của nhiều đoạn – nhưng ngược lại, hiếm khi ta tìm thấy một lời phê bình, phân tích độc lập và chi tiết. 

Báo chí khoa học theo dạng infotainment dường như hoạt động theo giả định rằng: nếu như một bài báo khoa học được một nhà khoa học có tên tuổi giới thiệu, những kết quả và kết luận sẽ rất có giá trị. Quá trình đánh giá của chuyên gia đóng vai trò thẩm định tính xác thực, bởi vậy nó cho phép báo chí khoa học infotainment giới thiệu về quan điểm của những nhà nghiên cứu đã thực hiện đề tài. 

Báo chí phản biện khoa học mang tới một lối đi khác. Nó tập trung vào việc đánh giá công bằng công việc – bởi vậy làm nổi bật những điểm mạnh cụ thể nhưng cũng sẽ nhấn mạnh những hạn chế cụ thể hoặc sai sót. Có lẽ rất nhiều người đã biết, phần lớn những nghiên cứu được công bố trong những tạp chí khoa học gặp khó khăn về lưu trữ, sẽ rất bất tiện khi có ai đó muốn sao chép lại chúng. Điểm yếu trong khả năng nhân rộng có thể là bởi các nguyên nhân như nghiên cứu trái phép, lỗi hệ thống hoặc là những thành kiến về nhận thức - điều thường xảy ra ngay cả ở những nhà khoa học tận tâm và tỉ mỉ nhất. 

Bởi vậy, báo chí phản biện khoa học yêu cầu sự phân tích cẩn thận tất cả các dữ liệu được trình bày trong nghiên cứu, cùng với đó là khả năng phát hiện những hạn chế và sai sót mà các nhà khoa học không dễ dàng tự tiết lộ. Thể loại báo chí khoa học này cũng bao gồm cả báo chí điều tra. Nhiều nhà báo thiếu tiềm lực để kiểm tra giá trị pháp lí của những dữ liệu khoa học được trình bày trong các thí nghiệm. Nhưng họ vẫn có thể theo sát những nghiên cứu khoa học trong một lĩnh vực nào đó suốt thời gian dài. Lý do vì nhiều nhóm nghiên cứu đã cố gắng sao chép lại những phát hiện khoa học đã được công bố trước đó.

Sự nghiên cứu được phân tích trong phạm vi giá trị pháp lí dài hạn của nó, có danh mục các nỗ lực sao chép thành công và thất bại, kết hợp ý kiến của các nhà khoa học bất đồng quan điểm. Về phương diện này, báo chí phản biện khoa học cũng tương tự như việc các nhà khoa học thường tranh luận về những phát hiện khoa học mới trong tạp chí chuyên ngành. 

Khi một nhà khoa học được yêu cầu viết một bài xã luận về một chuyên đề khoa học mới, người ta hy vọng nhà khoa học đó không chỉ đề cập tới tính mới lạ và tầm quan trọng của nghiên cứu. Người ta cũng mong chờ những thiếu sót và hạn chế được chỉ ra, bao gồm cả những đánh giá không hợp lý từ các chuyên gia.

Cách tiếp cận vấn đề bằng cách phân tích và phê bình như vậy có thể mâu thuẫn đối với cách viết infotainment. Thật là khó khăn khi viết một bài báo hấp dẫn, thú vị theo phong cách infotainment về việc tìm ra một loại protein mới mà nó đóng vai trò quy định đối với sự lão hóa. Để nhấn mạnh hơn về tính phản biện, người đọc có thể được cung cấp thông tin rằng: thực ra chất được coi là có vai trò quy định cũng chỉ là một trong 20 loại protein khác nhau có cùng tiềm năng trở thành gen chủ quyết định. Đây có thể là thiếu sót tồn tại trong việc nghiên cứu.

Báo chí khoa học dạng infotainment sẽ tiếp tục nổi trội, chi phối các thể loại báo khoa học khác; bởi vì việc miêu tả khoa học như một cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn - với những hứa hẹn lớn lao và có một chút không xác thực - sẽ thu hút được lượng độc giả lớn. Chúng ta hy vọng được nhìn thấy sự phát triển của báo chí phản biện và điều tra nghiên cứu khoa học – với những phân tích đầy tính phê bình và khả năng đặt ra các câu hỏi cho nghiên cứu - để độc giả có thể tự do lựa chọn cách viết mình yêu thích.

Để giúp phân biệt giữa báo chí khoa học infotainment và báo chí phản biện khoa học, người đọc có thể tự đánh giá dựa theo những tiêu chí sau:

1. Phong cách

Cách viết infotainment mang văn phong nghệ thuật, tạo ra được sự nhiệt huyết, hăng hái lan rộng cho người đọc. Những người chỉ đạo cuộc nghiên cứu có thể thấy được sự phấn khích, niềm đam mê của họ trong công việc, và sự phấn khởi này được biểu đạt bằng những từ như là “tuyệt vời”, “can đảm”… Ngôn ngữ trong báo chí phản biện khoa học ít sự sôi nổi hơn và đưa ra nhiều đánh giá đúng mức, nhã nhặn hơn về ý nghĩa của sự nghiên cứu.

2. Những phân tích mang tính phê phán 

Báo chí phản biện khoa học chỉ ra những nhược điểm và thiếu sót trong nghiên cứu khoa học. Ví dụ như sự kiểm tra, kiểm soát không đầy đủ, xác đáng; hay mâu thuẫn giữa những thí nghiệm. Những phân tích mang tính phê bình này có thể dựa trên sự đánh giá của riêng nhà báo, hoặc là phỏng vấn gặp gỡ những nhà khoa học không có quan điểm tương đồng. Việc trích dẫn những nguồn giấu tên trong báo chí khoa học không thường xảy ra. Nhưng khi những bài báo điều tra ngày càng phổ biến, những trích dẫn giấu tên sẽ trở nên thông thường hơn. Vì các nhà khoa học mà bất đồng quan điểm có thể lo sợ bị trả đũa nếu như những bình luận của họ về công việc của đồng nghiệp được công khai.

3. Văn cảnh

Infotainment sẽ đưa ra cho người đọc các cơ sở nền tảng: như “tại sao” nghiên cứu được tiến hành. Nhưng nghiên cứu ấy liên quan “như thế nào” tới các vấn đề khác cùng lĩnh vực mới là điều đặc biệt quan trọng trong báo chí phản biện khoa học. Liệu có bao nhiêu nhóm các nhà khoa học đang cố gắng sao chép lại kết quả nghiên cứu và tỉ lệ thành công của họ là bao nhiêu? Khám phá khoa học mới này xếp hạng như thế nào so với những báo cáo khác được công khai trong cùng một lĩnh vực, mang cùng một ý nghĩa? Và hiệu quả của nó lớn như thế nào? Báo chí phản biện khoa học cũng cố gắng bảo đảm rằng khi mà những quan điểm trung lập được đưa ra, chúng sẽ phản ánh một cách chân thật  những ý kiến của cộng đồng khoa học. Nếu như 98% hoặc 99% số các nhà khoa học đồng ý rằng con người đang góp phần làm cho Trái Đất dần ấm lên, đó sẽ là điều trái ngược với cách nhìn của 1% các nhà khoa học còn lại - những người phủ định hiện tượng thay đổi khí hậu và bỏ qua đề tài này một cách trung lập. 

4. Nghiên cứu phủ định

Từ góc độ khoa học, một nghiên cứu phủ định (phủ định những ảnh hưởng đã có hoặc thất bại trong việc tái tạo lại những nghiên cứu khoa học) cũng có giá trị tương đương với các nghiên cứu thông thường. Tuy nhiên, thật khó để nhận xét một nghiên cứu phủ định là “tuyệt vời” theo lối viết phổ biến của phong cách infotainment. Bởi vậy, gần như tất cả những bài báo khoa học mà bàn luận về nghiên cứu phủ định thường thuộc về thể loại báo chí phản biện khoa học.

Jalees Rehman (The Guardian)
Dịch: Hương Thảo
Báo Đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN