Sự cố giải thưởng “Bài hát yêu thích” 2012 và bài học về niềm tin của công chúng

(Sóng Trẻ) - Vụ tranh cãi về giải thưởng “Bài hát yêu thích” 2012 đến nay đã tạm thời kết thúc khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn đưa ra kết luận BTC chương trình không có sai phạm, phía nhạc sĩ Lưu Thiên Hương và ca sĩ Uyên Linh cũng buông xuôi. Tuy nhiên, vụ “lùm xùm” này để lại nhiều bài học cho những người hoạt động trong giới truyền thông.
 
Bài học về cách hành xử thiếu chuyên nghiệp

Một ngày trước đêm trao giải “Bài hát của năm” - chương trình “Bài hát yêu thích” 2012, giới truyền thông đánh giá hai ca khúc: “Người hát tình ca” (Sáng tác: Lưu Thiên Hương, thể hiện: Uyên Linh) và “Chiếc khăn Piêu” (Sáng tác: Doãn Nho, thể hiện: Tùng Dương) là hai đối thủ “nặng ký” cho giải thưởng này, và khoảng cách về điểm số giữa hai ca khúc này cũng rất mong manh.

Vậy nên, sự thất vọng của Uyên Linh và nhạc sĩ Lưu Thiên Hương khi ban tổ chức mạnh tay trừ đi hơn 78.000 tin nhắn, khiến hơn 1,3 tỷ tiền thưởng thuộc về “Chiếc khăn Piêu” là điều dễ hiểu. Song với tư cách là người của công chúng, cách hành xử của hai người là thiếu khôn khéo và thận trọng, không có lợi trong cuộc “đấu khẩu” dài kì.

Ngay sau khi đêm trao giải kết thúc, nhạc sĩ Lưu Thiên Hương đã thể hiện rõ sự bức xúc của mình với những lời lẽ không đẹp về chương trình trên trang mạng xã hội Facebook. Một người nghệ sĩ khôn nan và có kinh nghiệm với truyền thông như Lưu Thiên Hương nên trấn an và khuyên nhủ các fan không nên “kích động”, thì những câu nói lập lờ, mỉa mai của chị về tính trung thực của chương trình càng đổ thêm dầu vào lửa.


Nhạc sĩ Lưu Thiên Hương nhiều lần bày tỏ bức xúc trên trang mạng xã hội
 
Không chỉ dừng lại ở việc bày tỏ trên mạng xã hội, nữ nhạc sĩ còn đâm đơn khiếu nại và lên mặt báo bày tỏ những bức xúc của mình. Khi sự việc trở nên rầm rộ trên báo chí, thì phía BTC chương trình “Bài hát yêu thích” đã phản pháo lại với những thông tin mang tính bất lợi cho Lưu Thiên Hương như tự ý bỏ về giữa buổi họp hay tỏ ý bất hợp tác… Chưa cần biết ai đúng ai sai, nhưng thái độ và việc làm của Lưu Thiên Hương không khỏi khiến công chúng hoài nghi tại sao cô nhạc sĩ này lại máu “ăn-thua” như vậy?. Ngược lại, phía nhạc sĩ Doãn Nho cũng như ca sĩ Tùng Dương rất kín tiếng, không bình luận nhiều về sự việc và tỏ ý tôn trọng hành động của Lưu Thiên Hương cũng như BTC.

Rõ ràng khi đặt lên bàn cân, thì “Chiếc khăn piêu” đã chiến thắng 1- 0 về khoản tạo dựng niềm tin với công chúng.

Bài học về sức mạnh của truyền thông


Việc các báo thông tin kịp thời về diễn biến của vụ tranh cãi xung quanh giải thưởng có thể xem là một thành công trong việc cập nhật tin tức. Tuy nhiên nhiều tờ báo để thổi phồng tin tức, khiến diễn biến sự việc trở nên phức tạp hơn.

Trước hết là việc báo chí đã dùng những từ ngữ thiếu thận trọng khi mà mâu thuẫn mới chỉ bắt đầu trong một thời gian ngắn. Tuy chưa có phán xử xem ai đúng ai sai, nhưng cách mà các tờ báo đưa tin về sự việc khiến nhiều người đọc thiếu thận trọng vội vã kết luận rằng BTC chương trình có gian lận trong việc sàng lọc tin nhắn.


Mỗi trang báo mạng đều có hẳn một loạt bài liên quan đến sự việc này.

Hơn thế nữa, báo chí từ chỗ đưa tin lại trở thành diễn đàn để các bên đấu khẩu qua lại. Hết Ban tổ chức rồi đại diện ca sĩ đã phải lần lượt lên mặt báo để giải thích cho câu chuyện; những thông tin từ hai phía đối lập nhau, khiến bạn đọc bị hoang mang, nhiễu thông tin. Việc các cơ quan báo chí liên tục đưa tin khiến diễn biến sự việc trở nên phức tạp hơn, cả cơ quan Công an và Cục Biểu diễn Nghệ thuật cũng phải vào cuộc.

Các chương trình truyền hình trong năm 2012 vốn đã có nhiều tai tiếng, nay lại có thêm một vết nhơ không đáng có và ngày càng mất lòng tin trong lòng công chúng.
 
Bài học về niềm tin của công chúng


Sau những tranh cãi không đáng có về giải thưởng “Bài hát yêu thích” 2012, có lẽ những người trong cuộc đều không nhận được lợi lộc gì, mà chỉ làm mất đi niềm tin và uy tín của đôi bên đối với của công chúng. Sự việc lẽ ra đã có cái kết có hậu hơn nếu những người trong cuộc cũng như giới truyền thông có hành động mềm mỏng và thận trọng hơn.

Sự cố giải thưởng “Bài hát yêu thích” đã bùng phát theo hướng một cuộc tranh cãi, vì vậy để giải quyết sự cố này, trước hết hai bên gồm ca sĩ, nhạc sĩ và đại diện ban tổ chức cần ngồi vào nhau và nói chuyện theo hướng hợp tác, vì lợi ích của cả hai bên.

Bên cạnh đó, giới truyền thông cũng cần phải thông tin theo kiểu định hướng, tìm giải pháp, không chỉ cho sự cố này mà cả những sự cố về sau. Bởi qua truyền thông, độc giả nhìn thấy được sự việc, đánh giá sự việc và phản hồi lại sự việc; việc đăng tin, bình luận một cách tích cực sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực từ phía độc giả, tăng khả năng giải quyết cho sự việc.

 Nguyễn Hữu Đức
Lớp Báo mạng điện tử K32


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN