Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông: Nguy hiểm rình rập
(Sóng trẻ) - Ngày nay, điện thoại di động đã trở thành vật bất ly thân đối với nhiều người. Họ sử dụng điện thoại mọi lúc mọi nơi, thậm chí cả khi đang tham gia giao thông. Vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, nhắn tin là hình ảnh dễ dàng bắt gặp trên các tuyến đường hàng ngày.

Theo phân tích của cơ quan chức năng, số vụ tai nạn giao thông do sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông tương đương với số vụ tai nạn do người lái xe sử dụng rượu bia. Dùng điện thoại khi tham gia giao thông sẽ gây phân tâm, hạn chế khả năng quan sát, khiến người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung; khả năng điều khiển, kiểm soát vận tốc khi gặp tình huống bất ngờ sẽ lúng túng, không xử lý kịp thời gây tai nạn là tất yếu.

Dù may mắn không xảy ra tai nạn, nhưng việc mất tập trung khi lái xe cũng khiến các phương tiện lưu thông không ổn định, lấn làn hoặc di chuyển chậm chạp. Điều này chắc chắn gây phiền toái và nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: "Cấm người đang điều khiển mô tô, xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động". Mới đây, Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng quy định: “Xử phạt 60.000 – 80.000 đồng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính”. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng người tham gia giao thông sử dụng điện thoại vẫn diễn ra phổ biến do nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế và một phần do mức xử phạt còn thấp, số người vi phạm bị xử phạt chưa đáng kể.
Tại Mỹ, nghiên cứu của Trung tâm Phân tích rủi ro Trường Đại học Harvard (Harvard Center of Risk Analysis) cho thấy, mỗi năm, các bác tài vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại đã gây ra 636.000 vụ đụng xe, khiến 333.000 người bị thương, trong đó, có 12.000 người bị thương nặng và 2.600 người chết.
Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể về số vụ tai nạn giao thông liên quan đến việc sử dụng điện thoại dù thực tế có rất nhiều vụ xuất phát từ nguyên nhân này. Vì vậy, mỗi người tham gia giao thông cần nâng cao ý thức đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.

Người tham gia giao thông sử dụng điện thoại bất chấp nguy hiểm cận kề
Theo phân tích của cơ quan chức năng, số vụ tai nạn giao thông do sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông tương đương với số vụ tai nạn do người lái xe sử dụng rượu bia. Dùng điện thoại khi tham gia giao thông sẽ gây phân tâm, hạn chế khả năng quan sát, khiến người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung; khả năng điều khiển, kiểm soát vận tốc khi gặp tình huống bất ngờ sẽ lúng túng, không xử lý kịp thời gây tai nạn là tất yếu.

Nhiều nguy hiểm rình rập từ việc thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông
Dù may mắn không xảy ra tai nạn, nhưng việc mất tập trung khi lái xe cũng khiến các phương tiện lưu thông không ổn định, lấn làn hoặc di chuyển chậm chạp. Điều này chắc chắn gây phiền toái và nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: "Cấm người đang điều khiển mô tô, xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động". Mới đây, Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng quy định: “Xử phạt 60.000 – 80.000 đồng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính”. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng người tham gia giao thông sử dụng điện thoại vẫn diễn ra phổ biến do nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế và một phần do mức xử phạt còn thấp, số người vi phạm bị xử phạt chưa đáng kể.
Tại Mỹ, nghiên cứu của Trung tâm Phân tích rủi ro Trường Đại học Harvard (Harvard Center of Risk Analysis) cho thấy, mỗi năm, các bác tài vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại đã gây ra 636.000 vụ đụng xe, khiến 333.000 người bị thương, trong đó, có 12.000 người bị thương nặng và 2.600 người chết.
Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể về số vụ tai nạn giao thông liên quan đến việc sử dụng điện thoại dù thực tế có rất nhiều vụ xuất phát từ nguyên nhân này. Vì vậy, mỗi người tham gia giao thông cần nâng cao ý thức đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.
Đỗ Thị Vân Hiền
Phát Thanh K31
Ảnh: Nguồn Internet
Phát Thanh K31
Ảnh: Nguồn Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận